Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An: Đẩy mạnh công tác dân vận vùng dân tộc Mông

Đồng bào Mông ở Nghệ An có trên 6926 hộ/33.716 khẩu, cư trú ở 91 bản, thuộc 28 xã, thị trấn của 3 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; trong đó có 6 xã thuần người Mông. Địa bàn cư trú rải rác nằm trên các sườn núi cao dọc theo vùng biên giới Việt - Lào.

Điều kiện đi lại còn khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, giao lưu hạn chế, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên nên rất khó khăn; đồng bào Mông sống chủ yếu nhờ vào sản xuất nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cẩm là chính.

 Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường, điện, trường, trạm xá… còn nhiều khó khăn bất cập, chưa được đầu tư đồng bộ, xuống cấp; tỷ lệ đói nghèo còn cao so với mặt bằng chung, tình trạng di dịch cư tự do vẫn diễn ra. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lôi kéo bà con nhằm gây mất an ninh, trật tự, phát hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tình trạng buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma túy diễn ra ngày càng phức tạp. Một số hủ tục lạc hậu chưa được bãi bỏ, nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa được ngăn chặn triệt để; tình trạng học sinh con em người Mông bỏ học, tỷ lệ học sinh mù chữ vẫn còn,… là những khó khăn, thách thức đối với công tác dân vận ở vùng dân tộc Mông.

Những năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An đã tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc; tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận… của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc nói chung, công tác ở vùng dân tộc Mông nói riêng, như: Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc; Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về một số công tác ở vùng dân tộc Mông... Đặc biệt là 3 huyện có đồng bào Mông sinh sống (Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương) tổ chức hội nghị BCH mở rộng quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW và Thông báo kết luận số 64-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số công tác ở vùng dân tộc Mông và các văn bản liên quan khác… được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo gắn việc thực hiện một số công tác ở vùng  dân tộc Mông, như Kết luận số 10-KL/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 23/10/2007 của BTV Tỉnh uỷ Nghệ An về “Tăng cường công tác vận động quần chúng trong tình hình mới”...; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Công văn số 229-CV/TU, ngày 7/3/2011 về việc chỉ đạo giải quyết tình trạng di dịch cư tự do trên địa bàn huyện Kỳ Sơn; Công văn số 338-CV/TU, ngày 11/5/2011 về việc nắm tình hình và xử lý tình hình người Mông tại Nghệ An. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về tổ chức phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh thôn bản khu vực biên giới; Quyết định số 5586/QĐ-UBND, ngày 19/11/2010 về việc ban hành Đề án “Phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động truyền đạo Tin lành trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo”; Kế hoạch số 149/KH-UBND, ngày 25/5/2007 về tăng cường phối hợp tuyên truyền phòng chống di cư trái phép ở khu vực biên giới. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng ban hành Kế hoạch số 363/KH-BCHBP “V/v xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới”; Kế hoạch số 662/KH-BCHBP, ngày 15/9/2011 về “Công tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc Mông tuyến biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An”; Đề án 02-ĐA/TU ngày 10/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường công tác Dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020…

Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá, sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác dân tộc được quan tâm thực hiện. Định kỳ Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận...; sau kiểm tra có thông báo kết luận và đề ra giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo như: Sơ, tổng kết Nghị quyết TW7 (khoá IX) về đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc; Nghị quyết 24-NQ/TW (khoá IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới; Kết luận số 10-KL/TU về xây dựng hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số; Chỉ thị 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông; Đề án 02-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác Dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo”…

Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hệ thống dận vận các cấp phối hợp  với các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tuyên truyền, vận động người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ tham gia giải quyết tình hình xảy ra trên địa bàn về vi phạm quy chế biên giới, ngăn chặn di dịch cư tự do, phòng chống tệ nạn ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, phòng ngừa hoạt động truyền đạo trái phép,... góp phần giữ gìn an ninh biên giới, trật tự  an toàn trên địa bàn đồng bào dân tộc Mông.

Nhìn chung, trong những năm gần đây đời sống kinh tế vùng đồng bào Mông đã có nhiều khởi sắc, một số nghề thủ công được bảo tồn (rèn dao, dệt vải...), các mô hình dân vận khéo về phát triển kinh tế gắn với du lịch, sản xuất lúa nước, chăn nuôi trâu, bò chọi, khoai sọ, lợn đen... đực nhân rộng. Công tác hướng dẫn đồng bào sản xuất kinh doanh, chuyển đổi trồng cây, vật nuôi thay thế khi xóa bỏ cây thuốc phiện được chú trọng. Đã đưa các giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất phù hợp với điều kiện phát triển ở những vùng núi cao, như: Giống lúa lai, ngô lai… đến nay đã cho sản phẩm thu hoạch và trở thành hàng hóa bán trong tỉnh và các vùng lân cận. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ dân tộc Mông được các địa phương thực hiện nghiêm túc. Góp phần tích cực vào chương trình trồng mới rừng của Chính phủ, tăng độ che phủ rừng của tỉnh. Công tác định canh định cư, sắp xếp dân di cư vùng đồng bào dân tộc Mông được thực hiện, các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng dân cư tập trung để ổn định sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng miền núi và vùng dân tộc Mông, như: Đường, điện, trường, trạm, nước sạch, khai hoang, thủy lợi... được tăng cường.

Chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số từ 16 đến 25 tuổi học nghề (mộc, điện, mây tre đan…), giới thiệu việc làm cho thanh niên đi làm việc tác các khu công nghiệp trong nước đã mang lại thu nhập cho bản thân và gia đình. Hệ thống giáo dục miền núi; xây dựng các trường tiểu học và mầm non tại các thôn bản, các trường phổ thông dân tộc nội trú tại các trung tâm cụm xã, huyện; đưa tiếng nói, chữ viết của đồng bào Mông vào dạy tại các trường THCS, trường tiểu học ở các xã vùng đồng bào Mông sinh sống. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông được tạo điều kiện và khuyến khích đồng bào khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những tập tục lạc hậu không còn phù hợp với tình hình mới. Hệ thống y tế cơ sở và công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được đảm bảo, mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư; thực hiện tốt việc khám chữa bệnh theo mô hình “Dân, quân y” kết hợp; 100% xã có trạm y tế, có y, bác sỹ về công tác, cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh được nâng cấp; đảm bảo 100% người dân được sử dụng muối iốt phòng bệnh bướu cổ.

Công tác tuyên truyền vận động, ngặn chặn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện đạt kết quả tốt. Đến nay, hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn Nghệ An đã hoàn toàn chấm dứt. Tình hình di, dịch cư tự do của đồng bào Mông hàng năm vẫn xẩy ra, từ năm 2022 đến tháng 6/2024 có 26 hộ/132 khẩu di cư tự do sang Lào; 3 hộ/13 khẩu, di cư từ Lào về Việt Nam; các cấp uỷ, chính quyền, lực lượng vũ trang đã quan tâm ngăn chặn các hoạt động móc nối, lôi kéo người Mông vượt biên sang Lào và vào các hoạt động chống phá.

  Cấp ủy quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở vùng dân tộc Mông, chú trọng công tác phát triển đảng viên người dân tộc Mông; tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên ở mức cao, nhất là hội viên Hội nông dân đạt trên 90%. Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc Mông được nâng lên; việc tiếp nhận các sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại cơ sở được quan tâm. Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trên cơ sở quy hoạch nguồn lâu dài.

Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự phối hợp của hệ thống dân vận với MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc nói chung, công tác ở vùng dân tộc Mông nói riêng.

Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng dân tộc miền núi, nhất là vùng dân tộc Mông, trong đó tập trung trồng chăm sóc rừng, trồng cây dược liệu, các loại cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn đe, gà ác...

Ba là, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc Mông; củng cố xây dựng hệ thống chính trị; có chính sách ưu tiên đào tạo cán bộ một cách lâu dài, bền vững. Chú trọng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Mông gắn với xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng cốt cán, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín. Lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, am hiểu phong tục tập quán để về phụ trách địa bàn dân tộc Mông.

Bốn là, tăng cường công tác dân vận vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng dân tộc Mông nói riêng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực ở vùng dân tộc Mông, như: Tuyên truyền, vận động việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông; xóa bỏ những tập tục lạc hậu không còn phù hợp với tình hình mới.

Năm là, bảo đảm công tác an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng biên giới và vùng có đồng bào Mông, tập trung giải quyết các mâu thuận trong nội bộ nhân dân tại cơ sở, không để các thế lực phản động lôi kéo đồng bào chống phá Đảng, nhà nước./.

Nguyễn Mạnh Khôi 

Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh


Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024

Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024


Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hữu Kiệm

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hữu Kiệm


Châu Nga điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Châu Nga điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh


Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở Nghệ An

Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở Nghệ An


Công tác dân vận trong xây dựng mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” tại huyện Tương Dương

Công tác dân vận trong xây dựng mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” tại huyện Tương Dương


Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Thực hiện tốt công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Thực hiện tốt công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ tại Sở Lao động – TB&XH

Kết quả thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ tại Sở Lao động – TB&XH


Cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam


Lực lượng vũ trang tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” 06 tháng đầu năm 2024

Lực lượng vũ trang tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” 06 tháng đầu năm 2024


Mô hình "Dân vận khéo" trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở xã Cắm Muộn

Mô hình "Dân vận khéo" trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở xã Cắm Muộn


Mô hình những cong đường xanh – sạch – đẹp của phụ nữ huyện Anh Sơn

Mô hình những cong đường xanh – sạch – đẹp của phụ nữ huyện Anh Sơn