Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Nghệ An - phát triển nền y học cổ truyền phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư khóa X về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt được nhiều kết quả khá toàn diện.

Hội Đông y từ cấp tỉnh đến cơ sở được kiện toàn cả về tổ chức Hội đến phát triển hội viên. Năm 2008, toàn tỉnh có 209 Hội Đông y các cấp với 347 hội viên: Tỉnh hội và 2 hội trực thuộc với 5 cán bộ, 20 hội cấp huyện với 69 cán bộ, 186 hội đông y cấp xã, đến nay đã có 318 tổ chức Hội (tỉnh hội và 4 hội trực thuộc có 09 cán bộ, 21 hội cấp huyện 81 cán bộ, 292 hội đông y cấp xã với 584 cán bộ) với tổng số 1.643 hội viên. Tỉnh hội có 01 phòng chẩn trị và Trung tâm kế thừa ứng dụng. Có 08 đơn vị có trụ sở hoạt động kiêm phòng chẩn trị gắn với hoạt động chuyên môn phục vụ khám chữa bệnh đông y. Có 320 phòng chẩn trị tư nhân với hệ thống hội viên, bác sĩ, lương y, ông lang, bà mế hành nghề đông y ở khắp toàn tỉnh góp phần khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong tỉnh từng bước được nâng lên: Năm 2008, có 10 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện Đông y và 3 bệnh viện có khoa đông y, 330 giường bệnh; có 29 bệnh viện tuyến huyện, trong đó 9 bệnh viện đa khoa có khoa đông y, 12 bệnh viện đa khoa có tổ đông y, với 133 giường bệnh. Đến nay, hệ thống y tế công lập có 13 bệnh viện tuyến tỉnh, 05 trung tâm y tế tuyến tỉnh, trong đó có 01 bệnh viện YHCT, 04 bệnh viện đa khoa có khoa YHCT và 07 bệnh viện chuyên khoa có khoa cổ truyền; 892 giường bệnh (chiếm 11% giường bệnh chung). Có 07 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 21 trung tâm y tế huyện, thành, thị; có 100% bệnh viện đa khoa có khoa (hoặc phòng, tổ) điều trị Đông y với số giường bệnh từ 10 - 30 giường, tổng số 826 giường bệnh YHCT (chiếm 19% giường bệnh chung). Có 432/460 (94%) số trạm y tế có khám, chữa bệnh bằng Đông y. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 02 bệnh viện của bộ, ngành Trung ương. Hệ thống y tế ngoài công lập gồm: 15 bệnh viện, 31 phòng khám đa khoa và 639 phòng khám chuyên khoa, dịch vụ y tế và 2.511 cơ sở hành nghề dược. Đạt 35,72 giường bệnh/1 vạn dân (14,7% giường bệnh tư nhân), xếp thứ 3 sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội về xã hội hoá y tế. Nguồn vốn đầu tư các bệnh viện tư trị giá trên 1.000 tỷ đồng, trong đó trang thiết bị y tế trên 650 tỷ đồng. Có 292 cơ sở hành nghề y dược cổ truyền.

Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Y dược cổ truyền ngày càng được quan tâm hơn. Chi thường xuyên cho lĩnh vực y học cổ truyền từ 2008 đến 2022 là 32,495 tỷ đồng. Chi ngân sách hàng năm dành cho công tác đông y từ 4,987 tỷ (2008) lên 7,784 tỷ đồng (2022). Đối với mua thuốc đông y, năm 2008 là 2,606 tỷ đồng; năm 2022 nâng lên 53,586 tỷ đồng (tăng 20,6 lần). Đầu tư 221,826 tỉ đồng cho Bệnh viện YHCT tỉnh. Ngân sách cấp năm 2022 cho Hội Đông y cấp tỉnh là 613 triệu đồng, tăng 160,89 triệu đồng so với năm 2018. Tỷ lệ chi BHYT cho khám chữa bệnh đông y/Tổng chi BHYT cho khám chữa bệnh của toàn tỉnh năm 2008 là 3%, đến năm 2022 nâng lên 12%.

Số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Năm 2008, tuyến tỉnh có 175 cán bộ YHCT, năm 2022 nâng lên 418 cán bộ YHCT (chiếm 7% nhân lực ngành y tuyến tỉnh), trong đó tiến sĩ, thạc sĩ từ 16 người nâng lên 57 người, bác sĩ chuyên khoa YHCT từ 35 lên 123 người, dược sĩ từ 01 lên 13 người. Tuyến huyện, từ 87 người lên 146 người công tác tại khoa, tổ YHCT của các bệnh viện đa khoa (chiếm 3% nhân lực ngành y tế tuyến huyện).

Xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập đem lại hiệu quả thiết thực trong khám chữa bệnh khi ngân sách chưa đủ nguồn lực. Các cơ sở y tế công lập huy động được 103,5 tỷ đồng với gần 50 loại trang bị y tế; 311 trạm y tế huy động kinh phí địa phương, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn... Nguồn vốn xã hội hóa về đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư xây dựng mới 41 trạm y tế với tổng kinh phí 129 tỷ đồng.

Số lượt khám chữa bệnh YHCT kết hợp y học hiện đại đạt từ 80% đến 85% so với kế hoạch đề ra của đơn vị tại tất cả 3 tuyến. Số lượt người khám chữa bệnh bằng Đông y ngày càng tăng: Tuyến tỉnh, năm 2008, tỉ lệ KCB bằng YHCT/KCB chung là 2,6%, đến năm 2022 đạt 15%. Tuyến huyện, năm 2008, tỉ lệ là 7,1% đến năm 2022 đạt 14%. Năm 2022, có 798.127 lượt người bệnh dùng thuốc, 268.872 lượt người châm cứu bấm huyệt, vật lý trị liệu.

Quan tâm công tác thu thập môn thuốc, bài thuốc có giá trị; sưu tầm, nuôi trồng, khai thác, bảo tồn, phát triển dược liệu; hướng dẫn trồng, bảo tồn một số cây thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế cao... tại các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Con Cuông, Thanh Chương, Yên Thành… Hiện nay, toàn tỉnh có 86 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần kinh doanh dược, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu của nước ngoài. Một số doanh nghiệp, cá nhân trồng cây thuốc có diện tích từ 10 - 100 ha tại Khu Bảo tồn tự nhiên Pù Hoạt, Pù Huống. 

Công tác nghiên cứu khoa học đông y được quan tâm triển khai bài bản, hiệu quả. Năm 2008 mới chỉ có 5 đề tài, đến năm 2022 có 41 đề tài cấp cơ sở trong đó có 23 sản phẩm được ứng từ các đề tài nghiên cứu. Năm 2012 - 2015, Sở Y tế phối hợp với Hội Đông y tỉnh và các thầy thuốc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và xuất bản cuốn sách “Cây thuốc Nghệ An”; “Bài thuốc Đông y xứ Nghệ” để bảo tồn kinh nghiệm kế thừa điều trị bằng đông y của hội viên trong tỉnh với hơn 1.000 bài thuốc. Thực hiện đề tài “Nghiên cứu thân thế sự nghiệp của danh y Hoàng Nguyên Cát và các bài thuốc từ bộ sách Quỳ viên gia học đưa vào sử dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An” đã hoàn thành bản dịch và hiệu đính bộ sách “Quỳ viên gia học” để phổ biến, ứng dụng.

Quang Minh 

Tin cùng chuyên mục

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo


Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc