Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Một số kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 13/3/2012 về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020

Sau khi Nghị quyết số 08 -NQ/TU ban hành cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị quyết bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực.

Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đây là nguồn lực quý báu của một quốc gia nói chung và một tỉnh nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 13/3/2012 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 08 -NQ/TU về phát triển và nâng cao nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08 -NQ/TU), qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng.

Sau khi Nghị quyết số 08 -NQ/TU ban hành cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Nghị quyết bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực. Đồng thời chỉ đạo các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan thông tấn, báo chí đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển nguồn nhân lực trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách kịp thời, hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày một đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; công tác quy hoạch và đào tạo thường xuyên đổi mới; cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ và nhất là cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được quan tâm. Số lượng giáo viên giỏi, giáo viên có tay nghề, kỹ thuật cao ngày một phát triển; đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật được khẳng định; số học sinh, sinh viên giỏi cấp quốc gia, quốc tế đứng tốp đầu của cả nước. Công tác đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo và giáo dục dạy nghề trên địa bàn tỉnh được chú trọng, từng bước đảm bảo nhu cầu học tập của người dân và phù hợp với điều kiện phát triển giáo dục dạy nghề trên địa bàn từng địa phương, đơn vị. Năng lực, chất lượng các cơ sở đào tạo lao động kỹ thuật được tăng cường; chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo lao động kỹ thuật chuyển biến rõ nét hơn.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng được chú trọng, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, công tác tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề ngày càng đông, chất lượng ngày càng được cải thiện, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm tương đối cao đáp ứng cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới ở địa phương. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát được quan tâm triển khai, thực hiện

Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực (Nghị quyết số 08 -NQ/TU đã xác định 6 đề án) nên quá trình triển khai thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết tại một số cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt, việc triển khai xây dựng và thực hiện các đề án của Nghị quyết thiếu tính đồng bộ, nên kết quả thực hiện các đề án đạt được chưa rõ nét.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết chưa thường xuyên, chưa khảo sát đầy đủ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, chưa đảm bảo cơ chế chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Một số cơ chế, chính sách chưa có sự đột phá nhằm thu hút, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Kết quả thu hút chưa đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Chất lượng nguồn nhân lực còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền, địa bàn và các lĩnh vực.

Nguồn lực đầu tư chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và thực hành còn gặp nhiều khó khăn; công tác quản lý, sử dụng và tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất ở nhiều trường học, cơ sở dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức, nhất là tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện. Chất lượng đào tạo lao động kỹ thuật của một số ngành, nghề chưa đáp ứng được nhu cầu và bất cập với thị trường lao động. Ý thức, tinh thần trách nhiệm, nhất là kỹ năng làm việc nhóm của người Nghệ An còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao và có kinh nghiệm còn thiếu, chủ yếu đào tạo lý thuyết, ít thực hành. Cơ chế thu hút, sử dụng và phát huy nguồn nhân lực chưa phù hợp, nhất là lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi.

Chưa có tổ chức, cơ quan, đơn vị nghiên cứu và dự báo thị trường lao động, vì thế, dẫn đến bất cập trong tuyển sinh và đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề; trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên còn hạn chế; mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng. Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo lao động kỹ thuật, đào tạo chưa gắn với nhu cầu nhân lực của từng ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Để tiếp tục khắc phục những hạn chế và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết thời gian tới cần quan tâm đến một số giải pháp sau: Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và mục tiêu phát triển của tỉnh. Trước mắt, thực hiện kịp thời, đúng tiến độ và có chất lượng việc xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề giai đoạn 2021-2025 mà Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Phát triển, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đa dạng hóa các mô hình học tập nhằm tạo môi trường thuận lợi để xây dựng xã hội học tập, giúp cho mọi người dân đều có cơ hội học tập và học tập suốt đời; từng bước hình thành nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao, có kỹ năng nghề, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tham gia có uy tín vào thị trường lao động trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến chính sách, nội dung chương trình, phương thức đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng đối với lao động vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Đảm bảo nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính; khuyến khích các cơ sở giáo dục vùng thuận lợi xây dựng phương án tự chủ tài chính. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hình thành trung tâm nghiên cứu và dự báo thị trường lao động của tỉnh, trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động có tính cập nhật cao, có thể dự báo chính xác nhu cầu sử dụng lao động theo ngành nghề, trình độ đào tạo, vị trí việc làm của các doanh nghiệp, khu vực kinh tế và khả năng đáp ứng về đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, giúp cho cả doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động chủ động hơn trên thị trường lao động.

Quan tâm xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rà soát, đánh giá, quy hoạch nguồn nhân lực theo cơ cấu, vị trí, lĩnh vực... để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo phù hợp. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, địa phương về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị mình, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án thu hút đầu tư, cũng như lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với quy hoạch, gắn kết chặt chẽ với công tác dự báo và nhu cầu doanh nghiệp. Chú trọng hoạt động của tổ chức công đoàn chăm lo đời sống, trình độ chuyên môn và ý thức chính trị của giai cấp công nhân và người lao động.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, tăng cường các giải pháp thu hút, huy động nguồn lực người Nghệ An xa quê đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

                              Phạm Công Tứ 

 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền