Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Mô hình dân vận khéo giúp dân vùng biên thoát nghèo của Bộ đội Biên phòng Nghệ An

Nghệ An có đường biên giới dài 468,281 km, tiếp giáp với 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Địa bàn gồm 6 huyện biên giới: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong với 247 thôn, bản thuộc 27 xã biên giới. Đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tự cung, tự cấp, canh tác theo phương pháp truyền thống (phát rừng làm nương rẫy). Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao chiếm 50,7%, trong đó có 11.869 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 37%); 5722 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 17,8%). Có 1975 hộ không có đất sản xuất; 1.205 hộ đang ở nhà tạm (tranh, tre).

Các con số thống kê cho thấy khu vực biên giới phía Tây Nghệ An trong nhiều năm qua vẫn là nơi khó khăn nhất của tỉnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và địa phương có những chủ trương, chính sách tập trung ưu tiên các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt... nên tốc độ phát triển của các xã biên giới còn chậm, vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Với truyền thống tương thân, tương ái, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc, thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An luôn gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với nhân dân đã triển khai nhiều mô hình giúp Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện chương trình an sinh xã hội tại khu vực biên giới.

Hiện nay, các đơn vị trong BĐBP Nghệ An đang duy trì, phát huy 57 mô hình dân vận khéo giúp dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, trong đó có nhiều mô hình nổi bật, như: “Đồng hành cùng nông dân vượt khó thoát nghèo” của Đồn Biên phòng Tam Hợp. Đơn vị phối hợp với chính quyền xã Tam Hợp và Tổng đội Thanh niên xung phong 9 sử dụng giống vật nuôi, giống cây trồng từ hoạt động lao động, tăng gia, sản xuất của đơn vị mình để cho người dân “vay” không lãi suất. Đối với lợn giống thì sau 15-18 tháng; đối với dê thì từ 18 - 24 tháng sau khi sinh sản thì trả lại con giống cho đơn vị để chuyển cho các hộ khác vay. Đến nay, đã cấp giống được 03 đợt với 62 con lợn. Hay mô hình: giúp dân chăn nuôi ở đồn Biên phòng Keng Đu, huyện Kỳ Sơn; trao tặng 20 mô hình sinh kế cho các hộ nghèo; tặng 17 mô hình bò giống; 03 mô hình lợn giống với tổng giá trị gần 300 triệu đồng;  mô hình “Quân - dân kết hợp nuôi dê sinh sản, nuôi cá lồng” của Đồn Biên phòng Nhôn Mai. Để thực hiện mô hình, đơn vị đầu tư toàn bộ con giống, chuồng nuôi dê, lồng nuôi cá; ký kết phối hợp với 02 hộ dân cùng chăn nuôi với đơn vị. Lợi tức thu được sau 1 năm chia đôi (50/50) cho người dân và đơn vị. Số lợi tức đơn vị thu được sẽ đầu tư mô hình mới cho hộ dân khác...góp phần giúp các hộ dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, BĐBP tỉnh còn tham mưu, phối hợp thực hiện tốt các Chương trình “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”; Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”; “Tết vì người nghèo”... Tính từ đầu năm 2022 đến nay, cán bộ chiến sỹ các đơn vị đã hỗ trợ làm 50 km đường giao thông nông thôn; nạo vét, sửa chữa 36 km kênh mương thủy lợi; phối hợp tham gia thực hiện 2 đợt/02 xã, trao tặng 02 ngôi nhà mái ấm tình thương cho 02 hội viên, trị giá 100 triệu đồng; mô hình sinh kế cho 5 hộ, trị giá 50 triệu đồng; 05 nhà vệ sinh, trị giá 50 triệu đồng; 95 suất quà, trị giá 35 triệu đồng. Tặng Hội LHPN 3 xã biên giới (Na Loi, Nậm Cắn, Thông Thụ) 3 bộ máy vi tính, trị giá 45 triệu đồng; 3 máy lọc nước, trị giá 15 triệu đồng. Cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã nhắn tin ủng hộ Chương trình “đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng 20 mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo ở xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong gần 200 triệu đồng; tiếp tục hỗ trợ 97 cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn (trong đó có 16 học sinh của Bạn Lào) và nuôi dưỡng, chăm sóc 17 cháu là con nuôi tại các đồn Biên phòng; cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã tự nguyện quyên góp số tiền 715 triệu đồng để thực hiện Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ tặng quà đồng bào nghèo trị giá 400 triệu đồng. Khám sức khỏe cho 412 lượt người, cấp thuốc miễn phí trị giá 12 triệu đồng. Thăm, tặng quà các đơn vị và Nhân dân của Bạn (Lào) trị giá 40 triệu đồng. Phối hợp kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ hơn 5 tỷ đồng, góp phần đảm bảo 100% hộ nghèo ở khu vực biên giới được nhận quà Tết.

BĐBP tỉnh duy trì có hiệu quả hoạt động của 06 phòng khám quân, dân y kết hợp, góp phần chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Xây dựng 03 tủ thuốc biên cương. Các đơn vị đã tổ chức khám bệnh, tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho 6.450 lượt người, trị giá hơn 181 triệu đồng.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh triển khai xây dựng các công trình dân sinh và hoạt động vì an sinh xã hội ở khu vực biên giới như: Xây dựng 5 ngôi nhà thiện nguyện “Ai cần đến lấy, ai có sẻ chia” (tại Đồn Biên phòng Mỹ Lý, Keng Đu, Na Ngoi, Châu Khê, Tam Hợp), 01 mô hình “Gian hàng không đồng” tại Đồn Biên phòng Môn Sơn để cấp phát miễn phí quần áo, nhu yếu phẩm cho đồng bào nghèo; 02 phòng máy tính (10 máy) có kết nối Internet để dạy tin học và phục vụ giải trí, học tập cho học sinh và nhân dân ở Đồn Biên phòng Mỹ Lý, Keng Đu…

Phối hợp với các địa phương sửa chữa và xây dựng mới 41 ngôi nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới. Kêu gọi, hỗ trợ và tham gia giúp dân khắc phục hậu quả lũ quét tại xã Tạ Cà, huyện Kỳ Sơn. Vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong vào ngoài tỉnh ủng hộ vật chất, nhu yếu phẩm và tiền mặt, tổng trị giá gần 4,6 tỷ đồng; Bộ Tư lệnh BĐBP ủng hộ tiền mặt 100 triệu đồng cho 50 hộ gia đình và 10 tấn gạo; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Sơn Hải/Cục Kỹ thuật BĐBP hỗ trợ tiền mặt 110 triệu đồng cho 55 hộ gia đình. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An và các đơn vị ủng hộ nhu yếu phẩm và tiền mặt trị giá là 115 triệu đồng; tham gia giúp đỡ nhân dân được 2.028 ngày công, giúp dân tháo dỡ, di dời 26 nhà; sửa chữa 97 nhà ở; dựng 32 nhà tạm; tổng dọn vệ sinh 38 nhà; sửa chữa 07 công trình công cộng, khắc phục được 03km đường giao thông liên bản...

Có thể khẳng định các mô hình, chương trình an sinh xã hội của BĐBP Nghệ An đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng biên giới, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên biên giới. Đó cũng là nền tảng để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn./.

                                                  Nguyễn Mạnh Khôi 

                                                  Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Tên gọi và trụ sở làm việc 130 xã, phường tỉnh Nghệ An sau sắp xếp

Tên gọi và trụ sở làm việc 130 xã, phường tỉnh Nghệ An sau sắp xếp


Hội nghị trực tuyến quán triệt các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy

Hội nghị trực tuyến quán triệt các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Chương trình hành động của Tỉnh ủy


Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị


Thông qua Nghị quyết sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Nghệ An

Thông qua Nghị quyết sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Hướng dẫn một số nội dung công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở và cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030


Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024

Một số kết quả nổi bật công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội năm 2024


Kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kết quả 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao


Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân



Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh

Kết quả thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển KHCN góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh


Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp theo Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Nghệ An sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế