Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn năm 2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023

Phong trào “Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực trong huy động sự tham gia và đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội hóa trong thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Năm 2022, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong điều kiện hết sức khó khăn do: hệ thống văn bản (Kế hoạch Chương trình, Bộ tiêu chí, hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành) còn chậm; là năm đầu tiên áp dụng bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí, chỉ tiêu mới với yêu cầu cao hơn ở các cấp độ Nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới...; các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 chủ yếu là các xã thuộc huyện miền núi, cơ bản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các tiêu chí chưa đạt đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn; chính sách hỗ trợ xi măng cho các địa phương để thực hiện làm đường giao thông nông thôn được cấp chậm; nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương năm 2022 giao muộn, các thủ tục thực hiện giao vốn nhiều quy trình nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng các nội dung, tiêu chí còn thiếu, còn yếu. Tuy vậy, Chương trình luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh; sự đôn đốc, hướng dẫn kịp thời của các ngành, các địa phương và sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn làm tiền đề, định hướng quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm 2022 và giai đoạn 2021-2025. Các huyện, thành, thị đã có nghị quyết chuyên đề, kế hoạch xây dựng Nông thôn mới và ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Chương trình. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tập trung cao, quyết liệt công tác tuyên truyền, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Phong trào “Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực trong huy động sự tham gia và đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội hóa trong thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Tính đến ngày 30/11/2022, toàn tỉnh có 10 xã đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để trình thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó đã thẩm định được 3 xã); Có 29 xã đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để trình thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (trong đó đã thẩm định được 7 xã); Có 6 xã đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để trình thẩm định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Bình quân đạt 16,92 tiêu chí/xã. Đến hết năm 2022 toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 309 xã (đạt tỷ lệ 75,18%); có 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM mới nâng cao lên 42 xã (chiếm tỷ lệ 14,23% xã NTM); có thêm 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lên 06 xã; có 02 huyện đạt chuẩn NTM (Đô Lương và Diễn Châu), nâng tổng số đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới lên 9 đơn vị (Thành phố Vinh, Thị xã Thái Hòa, huyện Nam Đàn, huyện Yên Thành, huyện Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, huyện Đô Lương, huyện Diễn Châu).

Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,95 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 35,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 6,49%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 88,94%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 4826/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt 87%; 205 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới; 349 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3-4 sao.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 đã tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu ở một số địa phương tiếp tục được nâng lên; trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình mới đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn. Nhiều địa phương đã quyết tâm, nỗ lực cao trong việc phấn đấu đạt chuẩn thôn/bản NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và huyện NTM, từ đó tạo động lực rất lớn để triển khai Chương trình. Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn được phát huy, dân chủ ở nông thôn tiếp tục được nâng lên...

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại xã Nam Anh; Thu hoạch bí xanh tại xã Thượng Tân Lộc; Sản xuất tương và làm trà sen Nam Đàn.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế đó là việc triển khai kế hoạch vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2021-2025 và triển khai thực hiện hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn cho các địa phương theo Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 còn chậm; xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hoá; tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết; chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao...

Mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình năm 2023 phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM; 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 05 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 01 huyện đạt chuẩn NTM (Hưng Nguyên); 39 thôn bản đạt chuẩn NTM; số xã đạt dưới 15 tiêu chí dự kiến giảm thêm được 10 xã; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 36,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,3 %; bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17 tiêu chí/xã. Các cấp các ngành cần tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác truyền thông; Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM và xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn/bản NTM và thực hiện tốt phong trào thi đua “Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thứ hai, Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình các cấp: Kiện toàn bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo chương trình ở các cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phát huy được vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các sở, ban, ngành, địa phương đưa vào chương trình công tác năm các nhiệm vụ của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan.

Thứ ba, Tập trung huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là xã hội hóa để xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; khuyến khích các mô hình người dân tự chủ, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác các cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa. Tăng cường vận động các tổ chức kinh tế đăng ký hỗ trợ các địa phương (huyện, xã) thực hiện xây dựng Nông thôn mới; Vận động người dân tiếp tục tham gia đóng góp xây dựng Nông thôn mới theo nguyên tắc tự nguyện cho từng dự án, nội dung cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Thứ tư, Triển khai xây dựng và thực hiện 06 chương trình chuyên đề theo chỉ đạo của Trung ương để phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, từng địa phương trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ năm, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có hình thức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình đồng thời có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

                                                            Hiền Lương 

                                                      Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay

Thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác tham mưu lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Nghệ An hiện nay


Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra


Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy