Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Hội Nông dân tỉnh gắn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDC) một cách nghiêm túc, sáng tạo, với nhiều cách làm mới. Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ trong cán bộ, đảng viên, hội viên nông dân được nâng lên; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của công chức, viên chức tốt hơn; ý thức về quyền dân chủ và năng lực thực hiện quyền dân chủ của nhân dân có nhiều chuyển biến.

Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” đang được thực hiện sâu rộng, thực tâm và thực việc hơn. Đó là động lực rất lớn để tổ chức Hội thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ chính trị cũng như các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong điều kiện hết sức khó khăn do đại dịch covid- 19 gây ra, từ đó niềm tin, tình cảm của Nhân dân nói chung và Hội viên Nông dân Nghệ An nói riêng với Đảng, với chính quyền được củng cố, thắt chặt hơn.

Trong nông nghiệp, nông thôn, quá trình triển khai các chương trình, đề án sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bên cạnh việc tăng cường chính sách, hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách nhà nước thì việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã thực sự khơi dậy mạnh mẽ sức sáng tạo, tính tự giác của người nông dân, tăng sức mạnh lên nhiều lần góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, tính chủ động sáng tạo, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh của người dân được khơi dậy mạnh mẽ, xuất hiện rất nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao. Điển hình mang lại thu nhập trên 500 triệu đồng, thậm chí 1 tỷ đồng/ha không phải là hiếm ở tỉnh ta; nhiều nông dân có thu nhập trên 50 tỷ đồng/ 1 năm. Đó chính là sức mạnh của phát huy dân chủ, sức mạnh khi dân thấy mình được làm chủ và có niềm tin lớn ở Đảng, Nhà nước.

Do thực hiện tốt QCDC ở cơ sở nên phần lớn các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn đều được phổ biến khá kịp thời cho người dân, quy trình đề nghị được thụ hưởng chính sách ngày càng đơn giản, dễ thực hiện, việc xem xét hộ dân đủ tiêu chí để triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ được công khai, minh bạch hơn. Ngay cả việc để quyết định đưa ra bộ giống cây lương thực cho đề án sản xuất từng mùa vụ cơ quan chức năng vừa nghiên cứu, khảo nghiệm kỹ theo các tiêu chí kỹ thuật lại vừa lắng nghe rất cầu thị các nhận xét, đánh giá của người nông dân trực tiếp sản xuất về ưu điểm, lợi thế... của từng loại giống. Vì vậy những năm qua, cùngviệc thực hiện các đề án sản xuất do ngành nông nghiệp xây dựng triển khai được nông dân đồng tình thực hiện rất tốt.

Thành công của chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta cũng như cả nước là minh chức điển hình của phát huy dân chủ ở cơ sở trong nhiều năm qua. Ở đây, phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được thể hiện một cách hết sức sâu sắc. Nông dân là chủ thể của quá trình và là người thụ hưởng thành quả quá trình xây dựng nông thôn mới. Năm 2021, toàn tỉnh vận động nhân dân đóng góp được 12,445 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến nay lên 300/411 xã  và 7/21 huyện, thành, thị đạt chuẩn nông thôn mới. Qua theo dõi, một nét mới nổi lên trong năm 2021 là, nếu như trước đây, việc bàn bạc đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chủ yếu là do chính quyền định hướng để nhân dân thảo luận, bàn bạc, nhưng hiện nay, bên cạnh hình thức đó thì ở nhiều tổ dân cư tự quản, các hộ dân tự trong tổ tự thảo luận, bàn bạc đóng góp kinh phí, ngày công, hiến đất để phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch của chính quyến cấp xã. Rồi nhiều nơi, công trình phục hồi, tu tạo di tích văn hóa, công trình sân chơi thể thao chủ yếu do nhân dân ở các thôn, xóm bàn bạc đầu tư xây dựng.

   Các cấp hội đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn về chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chính sách phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền núi, dân tộc, luật chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp, luật khiếu nại tố cáo, luật giao thông đường bộ; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; nội dung cơ bản của Pháp lệnh 34 của UBTV Quốc hội về dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Tổ chức được 3169 buổi sinh hoạt chi hội nông dân theo chuyên đề tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026; tuyên truyền chủ trương, quy định phòng chống dịch covid, vận động hội viên tham gia ủng hộ các hoạt động phòng chống covid- 19. Hội Nông dân tỉnh tổ chức 11 lớp tập huấn pháp luật cho hơn 1400 lượt cán bộ hội cơ sở; phối hợp với các ban Trung ương Hội mở 18 lớp truyền thông về các luật liên quan cho hội viên, nông dân như luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, Luật Thủy Sản. Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định số 81, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với HND Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, hòa giải ở cơ sở của hội nông dân được cấp ủy, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện.

Các cấp hội trong toàn tỉnh phối hợp mở 195 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 6.448 lao động nông thôn; tổ chức 1.685 buổi tập huấn kiến thức KHKT cho hơn 90.000 lượt hội viên, nông dân. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp cho nông dân vay hơn 16 ngàn tấn phân bón theo hình thức chậm trả.  Bằng các hình thức tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ bàn bạc, tinh thần tự giác, sáng tạo, tương thân tương ái, hội nông dân các cấp trong tỉnh đã tổ chức thành công Chương trình “Kết nối tiêu thụ nông sản cùng nông dân vượt qua đại dịch”; chỉ đạo thành lập, duy trì 161 “Tổ kết nối tiêu thụ nông sản”, 109 “Tổ hỗ trợ nông vụ”. Kết quả hỗ trợ tiêu thụ nông sản được 3.065 tấn quýt PQ nghĩa Đàn, Quỳ Hợp; 17,5 tấn mận tam hoa Kỳ Sơn; 2.176,8 tấn rau củ quả các loại của các huyện trong tỉnh; 113 tấn cam Hà Giang; 39 tấn hành tím Sóc Trăng.

Đặc biệt, năm 2021, công tác giám sát, phản biện của HND các cấp được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hội Nông dân xem đây là nội dung trọng tâm nhằm phát huy vai trò làm chủ của nông dân; chăm lo bảo vệ quyền lợi của nông dân, đặc biệt là qua giám sát, phản biện nhằm kiến nghị, đề xuất với Đảng, chính quyền các chủ trương, chính sách hiệu quả thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân. Các cấp hội nông dân tổ chức 275 cuộc giám sát chuyên đề theo Quyết định 217 của Bộ chính trị, trong đó, cấp tỉnh tổ chức 2 cuộc, cấp huyện tổ chức 45 cuộc, cấp cơ sở tổ chức 228 cuộc. Nội dung giám sát chủ yếu là việc thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng nông thôn mới, chính sách hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế; việc sử dụng kinh phí do nhân dân đóng góp xây dựngn hạ tầng nông thôn mới; chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương; việc thực hiện chính sách hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch tả lợn châu phi. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Tài Chính, Chi cục phát triển nông thôn, Liên Minh Hợp Tác xã tỉnh  giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 06 /2019/NQ- HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh “về một số chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” và Giám sát “việc triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất” do đại dịch Covid- 19 tại huyện Con Cuông và huyện Quỳnh Lưu. Tổ chức thành công 3 hội nghị phản biện các dự thảo đề án, chính sách liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn: (1) Phản biện dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh  “về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ theo Quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai để thực hiện công trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An”; (2) Phản biện dự thảo Đề án phát triển cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến của UBND tỉnh; (3) Phản biện dự thảo đề án phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng, trồng rừng gỗ lớn của UBND tỉnh.

Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tập trung đẩy mạnh thực hiện tốt một số việc sau đây:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền để hội viên nông dân hiểu và thực hiện quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện QCDC cơ sở theo Pháp lệnh 34 của UBTV Quốc hội về thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn; gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Hai là, chú trọng nắm bắt tình hình của nông dân để phản ánh với cấp ủy, chính quyền; nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện của tổ chức hội nông dân các cấp theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Ba là, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân nhằm phát huy vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới./.

                    Nguyễn Mạnh Khôi 

                                     Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Gắn phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc với hoạt động của tổ tự quản ở Nghệ An

Gắn phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc với hoạt động của tổ tự quản ở Nghệ An


Sở Tài nguyên và Môi trường gắn công tác dân vận với thực hiện nhiệm vụ chính trị

Sở Tài nguyên và Môi trường gắn công tác dân vận với thực hiện nhiệm vụ chính trị


Công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Kỳ Sơn


Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tăng Thành

Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tăng Thành



Công tác dân vận đồng hành với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận đồng hành với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An


Vai trò tích cực của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông tại xã Tây Sơn

Vai trò tích cực của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông tại xã Tây Sơn


Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của các chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Công an huyện Hưng Nguyên tận tụy phục vụ Nhân dân

Công an huyện Hưng Nguyên tận tụy phục vụ Nhân dân


Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả

Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả


Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch

Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch



Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954

Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954


Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng