Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong (06/9/1902 - 6/9/2022)

Đồng chí Lê Hồng Phong – Người chiến sỹ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta

Đồng chí Lê Hồng Phong với 40 năm tuổi đời, gần 20 năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi, tên tuổi của đồng chí Lê Hồng Phong gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng bất khuất của Đảng và dân tộc ta.

Đồng chí đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta. Gắn bó với những trang sử hào hùng của dân tộc, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong là tấm gương sáng của một người cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, suốt đời phấn đấu hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh ngày 6/9/1902 sinh ra và lớn lên trên vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trong một gia đình nông dân ở làng Đông Thôn, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Được nuôi dưỡng bởi truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và dân tộc, tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, đồng chí Lê Hồng Phong đã sớm có tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm cứu dân, cứu nước

Sau khi học hết bậc Sơ học yếu lược, năm 1923, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái với một số thanh niên trong vùng vượt núi rừng Trường Sơn qua Lào sang Xiêm gặp các nhà yêu nước Việt Nam. Tháng 4/1924, Lê Hồng Phong và một số thanh niên yêu nước khác sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm đường cứu nước cứu dân. Đầu năm 1924, Lê Hồng Phong tham gia vào Tâm Tâm xã - một tổ chức yêu nước của những người thanh niên yêu nước Việt Nam ở Trung Quốc có khuynh hướng hoạt động tích cực và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Cuối năm 1924, Lê Hồng Phong may mắn gặp được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được Người giác ngộ cách mạng theo Chủ nghĩa Mác - Lênin. Kể từ đây, Lê Hồng Phong quyết tâm đi theo con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Năm 1925, Lê Hồng Phong gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập, Lê Hồng Phong là một trong những thanh niên Việt Nam đầu tiên gia nhập tổ chức cách mạng này trong lúc đồng chí đang theo học Trường Quân sự Hoàng Phố. Cùng với các đồng chí khác, Lê Hồng Phong đã được Nguyễn Ái Quốc đào tạo để trở thành cán bộ cốt cán, một trong những hạt giống đỏ của cách mạng Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong cuộc đời của Lê Hồng Phong vì từ đây đồng chí bắt đầu sự nghiệp của một nhà cách mạng chuyên nghiệp dưới sự dẫn dắt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Cuối năm 1932 Lê Hồng Phong trở về nước và bắt tay khôi phục lại tổ chức đảng trong cả nước, khôi phục các cơ sở cách mạng và khơi dậy niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với cách mạng. Cũng từ năm 1932, cùng với nhiệm vụ khôi phục tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng trong nước, để thống nhất tư tưởng và phương pháp cách mạng trong điều kiện mới, đồng chí Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí lãnh đạo khác đã triển khai Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được Quốc tế cộng sản thông qua. Văn kiện có tính chất như một cương lĩnh là chỉ dẫn cho toàn Đảng cả về lý luận và tổ chức thực hiện, đồng thời là đóng góp to lớn của đồng chí Lê Hồng Phong đối với mọi hoạt động của Đảng trước hoàn cảnh mới.

Tháng 3/1934, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hồng Phong, Hội nghị thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng được tiến hành. Với việc thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài, mà vai trò như Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng, có nhiệm vụ tổ chức lại các cơ sở Đảng và chuẩn bị các điều kiện cho việc triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng đã có tác động hết sức to lớn đối với phong trào cách mạng trong nước.

Cuối năm 1934, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng ta đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (Liên Xô). Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Đảng ta được công nhận là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 7/1936, tại Thượng Hải, đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương bổ sung Nghị quyết Đại hội lần thứ I, chỉ đạo chuyển hướng tổ chức và sách lược của Đảng, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế rộng rãi, bao gồm các hình thức đấu tranh, hình thức hoạt động phong phú từ bí mật, bất hợp pháp đến công khai, bán công khai, hợp pháp nửa hợp pháp, nhằm mục đích “dự bị điều kiện cho cuộc vận động dân tộc giải phóng được phát triển”, chuẩn bị về mọi mặt để đưa phong trào cách mạng chuyển sang cao trào 1936 - 1939.

Tháng 11/1937, đồng chí Lê Hồng Phong về Sài Gòn, cùng Trung ương tích cực chỉ đạo việc thực hiện chủ trương chiến lược mới của Đảng.

Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt lần thứ nhất tại Chợ Lớn và kết án 6 tháng tù giam. Ngày 23/12/1939 chúng đưa đồng chí về quản thúc tại quê nhà ở Nghệ An. Ngày 20/1/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, giam tại khám Lớn, Sài Gòn. Cuối năm 1940, chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Tại đây, biết Lê Hồng Phong là nhân vật quan trọng của Đảng, thực dân Pháp tìm mọi cách tra tấn, hành hạ rất dã man. Đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, không khai báo một lời, đồng thời tích cực vận động và chỉ đạo anh em tù đấu tranh chống địch đánh đập, chống lại những luật lệ hà khắc của nhà tù. Sức khỏe suy kiệt dần vì đòn thù và bệnh tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa 6/9/1942 sau khi đã nhắn lại "Nhờ các đồng chí báo cáo với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng vào thắng lợi vẻ vang của cách mạng."

Đồng chí Lê Hồng Phong thuộc lớp chiến sỹ cách mạng tiền bối, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, chiến sỹ cách mạng kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Những đóng góp to lớn, sự hy sinh cao cả, đạo đức trong sáng của đồng chí sống mãi trong lòng nhân dân. Đồng chí Lê Hồng Phong mãi mãi xứng đáng là tấm gương sáng của người cộng sản kiên cường để các thế hệ người Việt Nam ngợi ca và học tập. Đồng chí Lê Hồng Phong đã thể hiện một tấm gương sáng ngời của người cộng sản: Sống vì Đảng, chết không rời Đảng, trọn đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của đồng chí Lê Hồng Phong luôn nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay nêu cao ý chí cách mạng, tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cộng sản, kiên trì học tập, nâng cao nhận thức, trình độ mọi mặt, tích cực hoạt động thực tiễn, đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc; đồng thời bày tỏ sự tri ân sâu sắc của các thế hệ hôm nay đối với những cống hiến to lớn của đồng chí cho cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An; góp phần đẩy mạnh việc giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, đưa nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống.

Ái Vân 

 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội


Chuẩn bị đón Đoàn cấp cao tỉnh U-li-a-nốp đến thăm và làm việc tại Nghệ An và kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I.Lê-nin

Chuẩn bị đón Đoàn cấp cao tỉnh U-li-a-nốp đến thăm và làm việc tại Nghệ An và kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I.Lê-nin


Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Trung ương về khoa học và công nghệ

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Trung ương về khoa học và công nghệ


Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong tình hình mới

Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong tình hình mới


Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em


Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)

Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)


Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tập trung tháo gỡ vướng mắc, tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới

Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới


Trọn niềm tin với Đảng

Trọn niềm tin với Đảng


Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2024


Giới thiệu “Tài liệu Hỏi - đáp Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”

Giới thiệu “Tài liệu Hỏi - đáp Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”


Chào năm mới 2024, Nghệ An vững tin vào giai đoạn phát triển mới!

Chào năm mới 2024, Nghệ An vững tin vào giai đoạn phát triển mới!


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước