Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Công tác dân vận trong xây dựng mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” tại huyện Tương Dương

Huyện miền núi Tương Dương, tỉnh Nghệ An có đường biên giới quốc gia dài 58km, với 04 xã giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Tam Quang. Trong suốt thời gian qua, tại địa bàn các xã biên giới nói riêng và các xã vùng trong của huyện như Yên Na, Yên Thắng, Lượng Minh… tình hình tội phạm, đặc biệt là tệ nạn ma túy diễn biến rất phức tạp.

Trong đó hoạt động thẩm lậu ma túy từ nước ngoài vào nội địa chưa được kiểm soát hiệu quả, vẫn còn vài điểm bán lẻ ma túy gây bức xúc trong cộng đồng, số người nghiện ma túy còn nhiều. Là địa bàn thuận lợi để các đối tượng phạm tội ma túy lợi dụng trung chuyển ma túy từ Lào vào địa bàn huyện đi các địa phương khác tiêu thụ. Mặt khác ở các xã biên giới chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số là Thái, Mông, Khơ Mú, Tày Pọong, điều kiện kinh tế và trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều người dân chưa nói rành tiếng phổ thông, nên công tác tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, họ chỉ tin và nghe người có uy tín trong họ tộc và trong bản, làng. Các xã biên giới cũng từng là trọng điểm phức tạp về ma túy như: Tam Quang, Nhôn Mai, Mai Sơn. Điều đó dẫn đến những hậu quả gây tác hại to lớn, lâu dài cho xã hội, tác động, kìm hãm sự phát triển về kinh tế - xã hội của các xã biên giới nói riêng và của cả huyện Tương Dương nói chung.

Trước tình hình đó, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Tương Dương đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò công tác dân vận của hệ thống chính trị quyết liệt triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy, đặc biệt chú ý tại các xã trọng điểm về ma túy ở địa bàn biên giới và một số xã như Lượng Minh, Yên Na… xem đây là “cuộc chiến cam go”. Ngay sau khi Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 25/4/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về triển khai xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy” được ban hành, Khối Dân vận các xã, thị trấn đã phát huy trách nhiệm, vai trò tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo trong triển khai thực hiện giải pháp cùng thực hiện. Tại kỳ họp HĐND huyện kỳ thứ VIII ra Nghị quyết xây dựng 100% xã trên địa bàn huyện xây dựng và phấn đấu huyện sạch về ma túy. Theo đó cùng với lực lượng chủ chốt là Bộ đội Biên phòng, Công an… dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Dân vận Huyện ủy, 17 khối Dân vận xã, thị trấn đã triển khai các giải pháp xây dựng mô hình “Dân vận khéo” trong vận động quần chúng, tranh thủ người có uy tín tại địa bàn các xã biên giới, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng “Xã biên giới sạch về ma túy”. Xác định, đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín chính là “cánh tay nối dài” trên mặt trận này.

Trước hết 4 xã biên giới là Tam Quang, Tam Hợp, Nhôn Mai, Mai Sơn chủ động phối hợp với lực lượng chức năng từ huyện, đến cơ sở tiến hành phân loại người có uy tín ở các địa bàn cơ sở, đó là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng tộc và các lĩnh vực khác, sau đó tổ chức điều tra, tìm hiểu nắm thêm về tình hình về lịch sử địa lý, dân cư, dân tộc, phong tục tập quán; tình hình kinh tế, xã hội… ở từng bản, làng. Qua nắm bắt và phân loại, bình xét trong cộng đồng dân cư đã có 32 già làng, người có uy tín ở 4 xã biên giới, trong tổng số 142 người có uy tín trên toàn huyện, (trong đó Tam Quang 6, Tam Hợp 5, Nhôn Mai 12 và Mai Sơn 9). Sau khi có được danh sách, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập hợp lại, tổ chức tập huấn bằng hình thức vừa trao đổi thông tin 2 chiều, vừa định hướng nhiệm vụ chính của mỗi cá nhân trong “cuộc chiến với ma túy” trong tình hình, thời đại mới, đồng thời bồi dưỡng, trang bị kiến thức nhận biết các loại tội phạm về ma túy, cách nhận biết các dạng ma túy phổ biến và ẩn nấp dưới các dạng, nhằm ngụy tạo, đánh lạc sự chú ý và con mắt tinh tường của lực lượng chức năng và phụ huynh, người thân, người sử dụng.

Thông qua các buổi gặp mặt, truyền đạt kiến thức, các già làng, người có uy tín tại địa bàn các xã biên giới phát huy hết mình vai trò, trách nhiệm trong mọi hoạt động, với tinh thần cao, nhằm góp sức vào đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm và tệ nạn ma túy, tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương mình.

Mỗi lần tổ chức họp dân, hình ảnh cụ ông, cụ bà ở các bản, làng tham gia họp và năng nổ phát biểu, mang tính xây dựng trong các buổi họp rất sôi nổi đã dần quen thuộc với mỗi người dân các bản làng của 4 xã biên giới huyện Tương Dương. Với sự quyết tâm, chung tay vào cuộc “đánh bại ma túy ra khỏi cuộc sống người dân”, các cụ đã tự phát thành lập được các nhóm, hội những người cùng chí hướng, mục đích mong cuộc sống bình yên, không ma túy ở các bản, làng vùng cao biên giới. Các nhóm, hội đó đã hoạt động rất tích cực trong việc tuyên tuyền, vận động con cháu trong gia đình, dòng tộc, xóm, bản mình tránh xa ma túy. Họ không chỉ tuyên truyền, thông tin về tác hại của ma túy trong các cuộc họp, mà họ còn vượt khe, suối, núi cao đến từng gia đình có người trong độ tuổi thanh thiếu niên, khuyên nhủ cha mẹ quan tâm đến con cái, tránh xa tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy. Ngoài ra họ còn phát huy được sự tín nhiệm của người dân địa phương mình, không ngần ngại đến các bản, làng, nơi từng được xem là “điểm nóng”, thường có nhiều thanh niên hay tụ tập để gặp gỡ và dùng sự mềm dẻo, chân tình, tha thiết nhất của người ông, người mế, người chú, người chị để khuyên giải, lấy dẫn chứng cụ thể trong lảng, bản mình để tác động suy nghĩ của thanh niên, thậm chí còn gặp riêng từng thanh niên nghiện ma túy, người nhà của họ để vận động đi cai nghiện, hướng đến cuộc sống tốt đẹp.

Như vậy, trong tổng số các mô hình “Dân vận khéo” của 4 xã biên giới đăng ký về Ban Dân vận Huyện ủy Tương Dương hàng năm, đã có 35% mô hình, trong tổng số mô hình đăng ký được xây dựng từ tiếng nói, sự uy tín của lực lượng già làng, trưởng bản, người có uy tín ở các bản, làng, như: mô hình “vận động xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, không có ma túy” của bản Huồi Xá, xã Mai Sơn, mô hình “Phát huy tinh thần cây cao bóng cả, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hương ước của làng, bản và phòng chống ma túy” của Hội người cao tuổi Bãi Sở, xã Tam Quang hay mô hình “Giúp đỡ tái hoà nhập cộng đồng” của xã Nhôn Mai, mô hình “Xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại trong Nhân dân; giữ vững bản sạch về ma túy” tại xã Tam Quang, mô hình “Chính quyền và nhân dân chung tay giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng phát triển đời sống kinh tế” tại xã Tam Hợp và mô hình “cá nhân điển hình tiên tiến” đối với ông Viêng Văn Phùng, dân tộc Tày Pọong ở bản Xốp Nặm, xã Tam Hợp…

Ngoài ra còn có 21 mô hình “Dân vận khéo” về vận động quần chúng được xây dựng trong năm 2023, ra mắt được 12 mô hình ANTT và bản không có ma túy, tại các xã biên giới và 4 xã Yên Na, Yên Hòa, Xiêng My, Lưu Kiền; mặc dù nhận được sự vào cuộc của lực lượng cốt cán, các hoạt động tuyên truyền phòng ngừa còn được cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng triển khai ngay tại cơ sở, đến từng gia đình, bản, làng, phòng ngừa đến nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Xây dựng mỗi bản làng, khu dân cư là “pháo đài” về phòng, chống ma túy, mỗi gia đình là “lá chắn” bảo vệ các thành viên trong gia đình trước sự xâm nhập của tệ nạn ma túy. Kịp thời trao đổi thông tin về tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trong cộng đồng với tổ tự quản thôn bản, gia đình có các đối tượng nguy cơ cao, người đang cai nghiện tại cộng đồng, sử dụng phương pháp tuyên truyền đồng đẳng để tổ chức các hoạt động tuyên tuyền, giáo dục trong đối tượng có nguy cơ cao, để có các giải pháp phòng, chống, giúp đỡ, răn đe, tố giác tội phạm.

Chỉ trong thời gian ngắn, với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền,  hệ thống dân vận 4 xã biên giới và các cấp, ngành huyện Tương Dương, cùng với sự hỗ trợ, cộng tác giúp đỡ của người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động, đến nay lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy Công an huyện Tương Dương đã kịp thời phát hiện nhiều vụ và bắt giữ nhiều đối tượng, triệt xóa một số tụ điểm về ma túy trên địa bàn. Đặc biệt từ sự khuyên bảo, giải thích tác hại của ma túy mang lại của những người ông, người bà, sự trăn trở của người mế, người chị mong bản làng không chỉ có đủ ăn mà con cháu được đến trường đúng từng lứa tuổi, bản làng đoàn kết, yên ấm, từ năm 2022 đến nay đã có nhiều hồ sơ tự nguyện cho con, cháu đi cai nghiện tại các trung tâm của tỉnh, huyện, nhiều phụ huynh mạnh dạn bỏ thư tố giác tội phạm ma túy có liên quan đến con, cháu mình, nhiều người tái hòa nhập cộng đồng được bạn bè, xóm làng nghi nhận đánh giá cao. Đến nay các xã biên giới huyện Tương Dương đã cơ bản sạch về ma túy; cuộc sống nhân dân yên bình hơn, vui hơn. 

Để tiếp tục duy trì và nhân rộng từ mô hình “Xã biên giới sạch về ma túy” một cách có hiệu quả, trong thời gian tới 4 xã biên giới: Tam Quang, Tam Hợp, Nhôn Mai, Mai Sơn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, hệ thống chính trị huyện Tương Dương và 4 xã biên giới cần quyết liệt hơn trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn ma túy; ban, ngành, đoàn thể các cấp cần tiếp tục phối kết hợp sâu sát cơ sở để tuyên truyền, vận động Nhân dân.

Thứ hai, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người có uy tín trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, cơ quan chức năng các cấp cần xác định rõ công tác vận động, tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số các xã biên giới nói chung và nhân rộng các xã trên địa bàn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác vận động quần chúng.

Thứ ba, tiếp tục tìm hiểu về trình độ, năng khiếu, sở trường, đặc điểm lịch sử và điểm mạnh, điểm yếu, thái độ của người có uy tín trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; nắm bắt hoàn cảnh gia đình và những ảnh hưởng mà họ có thể tác động đến mọi người. Cơ quan chức năng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội lựa chọn hoàn cảnh và điều kiện để tiếp xúc tạo mối quan hệ, cụ thể: Với già làng, trưởng bản, người có uy tín thuộc các lĩnh vực khác cần tiếp xúc thăm hỏi, động viên, tặng quà, sau đó tuyên truyền để họ nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác đảm bảo ANTT, tự giác khuyên bảo con cháu và trực tiếp gặp gỡ, vận động đối tượng, nhân dân trong bản, làng phân tích giải thích về tác hại của ma túy đối với xã hội, kêu gọi người dân, nêu cao tinh thần cảnh giác, không tham gia các hoạt động tội phạm, tệ nạn ma túy, bài trừ tệ nạn ma túy, không để con, em, người thân trong gia đình tham gia các hoạt động tội phạm, tệ nạn ma túy.

Thứ tư, các cơ quan chức năng tiếp tục phát huy hơn nữa trong việc huy động lực lượng tập trung chỉ đạo “làm sạch” ma túy để tiến tới hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 05 và chỉ thị 08-CT/HU ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy, về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 25/4/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, triển khai nhân rộng ra các xã còn lại trên địa bàn toàn huyện, phấn đấu xây dựng “Huyện sạch ma túy”./.

                                                   Nguyễn Mạnh Khôi 

                                                 Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”

Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”


Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030

Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030


Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030

Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030


Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh


Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024

Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024


Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hữu Kiệm

Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hữu Kiệm


Châu Nga điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Châu Nga điểm sáng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở


Kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kết quả công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ đội Biên phòng tỉnh


Nghệ An: Đẩy mạnh công tác dân vận vùng dân tộc Mông

Nghệ An: Đẩy mạnh công tác dân vận vùng dân tộc Mông


Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở Nghệ An

Xây dựng thế trận lòng dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ở Nghệ An


Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Thực hiện tốt công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Thực hiện tốt công tác dân vận góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh