Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà". Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”.

Và, trước lúc “đi xa”, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Bác không quên nhắc nhở Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Ngày 05/11/2012 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Nghệ An là một trong những tỉnh luôn quan tâm, chăm lo đến công tác phát triển thế hệ trẻ, ngày 11/6/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Công tác truyền thông, tuyên truyền về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em luôn được các cấp, các ngành quan tâm: Trong giai đoạn 2012 - 2022, toàn tỉnh đã tổ chức 1.010 chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em, với ước tính 217.000 lượt người tham gia, 209 sự kiện tuyên truyền cho trẻ em, 18.828 băng rôn, phát hành 396.985 tờ rơi, 12.657 biển cảnh báo nguy hiểm phòng chống đuối nước trẻ em, 1.412 lớp tập huấn cho 101.649 lượt người. Tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại 229 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục được đẩy mạnh đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng và mỗi gia đình đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Việc quản lý nhà nước về công tác trẻ em được tăng cường, nhiều hoạt động được tổ chức sâu rộng, hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đã quan tâm, tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Từ năm 2010 - 2021, toàn tỉnh đã phát hiện 240 vụ phạm tội liên quan đến hành vi xâm hại đối với 246 trẻ em; trong đó những năm gần đây, tội phạm xâm hại trẻ em có xu hướng giảm, năm sau thấp hơn năm trước. Quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng các vụ liên quan đến trẻ em đều đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc về quyền trẻ em, có biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng; 100% các vụ việc liên quan đến trẻ em được phát hiện đều tiến hành kịp thời, đúng người, đúng tội, không để xảy ra sai phạm, không có khiếu nại, tố cáo tạo niềm tin, cảm giác an toàn, được bảo vệ, chia sẻ cho trẻ em và gia đình có trẻ em bị xâm hại. Huy động nguồn lực, xã hội hóa trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đạt kết quả cao. Cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, các khu vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, các loại hình trường học ngày càng được nâng cao hơn. Nguồn xã hội hóa được các cấp, các ngành vận động cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ngày càng lớn, sử dụng có hiệu quả...

Tuy nhiên, công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội tham gia phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em chưa thường xuyên, chưa phù hợp với vùng miền. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em có lúc chưa nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi (về thể nhẹ cân và thể thấp còi) còn cao; vẫn còn tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó, trẻ em bị tử vong do tai nạn đuối nước vẫn còn cao. Chất lượng công tác trẻ em giữa thành thị và nông thôn, vùng miền núi, vùng xa vẫn còn khoảng cách lớn. Một số địa phương còn thiếu chủ động, chưa kịp thời trong thực hiện việc quản lý, phát hiện, can thiệp, trợ giúp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bóc lột, buôn bán trẻ em, nhất là ở một số vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em còn ít; một số địa phương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa đến tận vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh, nhất là Luật Trẻ em và các chỉ thị, nghị quyết, chiến lược, đề án  của Trung ương, của tỉnh về công tác trẻ em. Đẩy mạnh và đa dạng các hoạt động, nội dung, hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị tham gia vào thực hiện công tác trẻ em, nhất là phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội các cấp để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên; tham mưu có hiệu quả các chương trình phối hợp với các ngành liên quan; tăng cường giám sát, phản biện, tham gia có hiệu quả vào hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

  Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; đưa các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là một trong những nội dung trọng tâm của mục tiêu xã hội và trách nhiệm của từng địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị; xác định cụ thể vai trò, nhiệm vụ, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện công tác trẻ em. Đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống cơ bản vào các trường tiểu học, trung học cơ sở phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi để trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ và cách xử sự phù hợp với đạo đức xã hội; quan tâm việc giáo dục nhân cách, đạo đức, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh thông qua việc giáo dục thực hành kỹ năng sinh tồn, tổ chức các phong trào thi đua học tập, văn hoá, văn nghệ.

Hàng năm, các cấp, các ngành chủ động bố trí ngân sách theo quy định đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động, chương trình, đề án, dự án về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, ưu tiên đối với các địa bàn khó khăn. Quan tâm hỗ trợ kinh phí để các huyện xây dựng phần mềm dữ liệu theo dõi quản lý tình hình trẻ em ở cơ sở và hệ thống bảo vệ trẻ em; xây dựng các khu vui chơi, bể bơi cho trẻ em, nhất là địa bàn miền núi. Chú trọng quy hoạch các điểm vui chơi trẻ em khi quy hoạch các cụm dân cư mới; huy động xã hội hóa nguồn lực, các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế thực hiện công tác trẻ em và hỗ trợ xây dựng các công trình giành cho trẻ em; lồng ghép các nguồn lực để triển khai hiệu quả công tác trẻ em, có cơ chế đặt hàng cho các tổ chức xã hội cùng thực hiện. Quan tâm công tác giúp đỡ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, con em công nhân lao động. Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp với đội ngũ cộng tác viên chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cơ sở.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em; định kỳ hàng năm và từng giai đoạn tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc và phê bình, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật về trẻ em.

Phạm Công Tứ

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 

 

 

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Công tác tham mưu lĩnh vực Lý luận chính trị ở Nghệ An hiện nay – Thực trạng và những vấn đề đặt ra


Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT

Chuyển biến trong cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT


Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm

Phát triển đảng viên trong Đảng bộ khối Doanh nghiệp, một số kinh nghiệm


Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59

Vào Đảng chưa bao giờ muộn với người đàn ông dân tộc Thái có khát vọng ở tuổi 59


Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024

Ngành Du lịch Nghệ An kỳ vọng và đổi mới trong thu hút du khách năm 2024


Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa

Tiếp tục nâng cao hiệu quả câu lạc bộ thời sự trên địa bàn thị xã Thái Hòa


Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới

Phát huy truyền thống xây dựng Bộ đội Biên phòng ngang tầm nhiệm vụ mới


Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024

Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc dịp Tết Giáp Thìn năm 2024


Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024

Thu ngân sách năm 2023 – Tín hiệu chuyển biến tích cực cho kế hoạch thu năm 2024


Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn

Hiệu quả từ đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn


Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên

Đảng bộ thị xã Hoàng Mai: Nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên


Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn

Người được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao trọng trách lớn


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện để phát triển giáo dục và đào tạo