Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Nghệ An: Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 20/01/2010 của Ban Bí thư về tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 20/01/2010 của Ban Bí thư về tăng cường quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghiêm túc, bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp, đồng thời cụ thể hóa bằng các văn bản, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại Nghệ An cơ bản bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, các lao động cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, như việc cấp, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú, khai báo tạm trú… Các cơ quan, địa phương có liên quan đã phối hợp tốt trong công tác quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính cho lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 172 doanh nghiệp, tổ chức và nhà thầu sử dụng lao động nước ngoài, trong đó: Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam là 48 doanh nghiệp, ngoài Khu kinh tế Đông Nam là 124 doanh nghiệp. Tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại các đơn vị nói trên là 603 người, trong đó: Quốc tịch Trung Quốc có 423 người (chiếm 70.1 %), Nhật Bản có 31 người (chiếm 5.15 %), Hàn Quốc có 68 người (chiếm 11.28 %), Đài Loan (Trung Quốc) có 05 người (chiếm 0.83 %), các nước khác có 76 người (chiếm 12.64 %). Số lao động đã cấp, cấp lại giấy phép là 509 người, lao động chưa nộp hồ sơ cấp phép là 86 người (phần lớn hộ chiếu lao động Trung Quốc có đường lưỡi bò), lao động không thuộc diện cấp phép lao động là 08 người. Lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức tại Nghệ An chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà quản lý, giám đốc điều hành mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Đây là nguồn bổ sung nhân lực còn thiếu hụt cần thiết của nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay, góp phần tăng năng suất lao động xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mức độ cao.

Bên cạnh đó, lao động nước ngoài đến Việt Nam đã thúc đẩy sự cạnh tranh về thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động. Thông qua cạnh tranh, người lao động Việt Nam phải tự mình học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ, giúp cho chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao. Đồng thời, khi người lao động nước ngoài làm việc cùng với lao động Việt Nam, thông qua tiếp xúc hàng ngày, người lao động Việt Nam có thể học tập trực tiếp về ngoại ngữ, tác phong, kỹ thuật nhằm tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của mình dần thay thế các công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng trên 1.000 lao động Việt Nam nhưng cần trên 150 lao động là người nước ngoài đến làm việc. Cho đến nay, với quy mô doanh nghiệp sử dụng trên 10.000 lao động Việt Nam chỉ sử dụng chưa đến 100 lao động người nước ngoài. Như vậy cho thấy chỉ trong thời gian ngắn nhiều công việc đòi hỏi kỹ thuật cao lao động Việt Nam đã đảm nhận thay thế dần lao động là người nước ngoài.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý lao động nước ngoài đang làm việc tại địa phương được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, trập trung kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động… Qua thanh tra, kiểm tra nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam, đối với các trường hợp không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam thì buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo đúng quy định. Cụ thể, từ năm 2010 đến hết năm 2020: Công an tỉnh đã phát hiện đấu tranh, xử lý 172 vụ việc liên quan đến hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh, trong đó xử lý 249 trường hợp người nước ngoài liên quan đến hoạt động lao động, làm việc trong các doanh nghiệp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực xuất, nhập cảnh. Các hành vi vi phạm chủ yếu của người nước ngoài là nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền; sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú quá thời hạn mà không được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép gia hạn; đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép; tổ chức ở Việt Nam làm thủ tục cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật; khai không đúng sự thật để cấp thị thực Việt Nam. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các địa phương kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài tại 52 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã kịp thời chấn chỉnh những sai sót và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiệm việc sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong công tác quản lý người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; về cơ bản người nước ngoài đã tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện nghiêm túc các quy định của doanh nghiệp cũng như địa bàn dân cư nơi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức của các ngành, các cấp, của doanh nghiệp về quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài đã được nâng lên đáng kể. Sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn theo hướng tạo điều kiện thông thoáng hơn cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài ở những vị trí mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, tạo hành lang pháp lý trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, bệnh cạnh đó cũng còn một số hạn chế nhất định: Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật đối với việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam ở địa phương mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, liên tục. Một số tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập có nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài nhưng chưa hiểu hết về các quy định trong việc quản lý, khai báo và thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động người nước ngoài. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một số nhà thầu và người lao động nước ngoài trong việc tuyển, sử dụng và thực hiện cấp giấy phép lao động; xuất nhập cảnh và cư trú còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng lao động là người nước ngoài sử dụng thị thực cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam; cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc vào Việt Nam đến Nghệ An với danh nghĩa tham quan, du lịch nhưng ở lại làm việc…

Dự báo trong thời gian tới, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xu thế hội nhập, thị trường lao động đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, ngày càng phát triển gắn với hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất... Do đó, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng sử dụng lao động là người nước ngoài, để đảm bảo điều kiện về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác, mà một số vị trí người lao động Việt Nam chưa thực hiện được; chính vì vậy, số lượng lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng tăng. Cùng với việc thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như sau đại dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, nhất là nhóm lao động kỹ thuật cao, chuyên gia kinh nghiệm quản lý quay trở lại Việt Nam làm việc sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong nước có nhu cầu sử dụng lao động là chuyên gia trong thời gian ngắn, từ 6 tháng đến 1 năm để thực hiện việc khảo sát, chuyển giao công nghệ sử dụng máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài và sử dụng lao động kỹ thuật phục vụ sản xuất cũng sẽ tăng…

Để thực tiếp tục hiện tốt công tác quản lý lao động nước ngoài trong thời gian tới đạt kết quả đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan của tỉnh để quản lý việc sử dụng lao động người nước ngoài của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đối với các cấp, các ngành, doanh nghiệp về quản lý đối với lao động người nước ngoài, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, cư trú hoạt động tại Việt Nam, những điểm mới của các luật liên quan đến lao động người nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện quy chế phối hợp theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý đối với công tác cấp phép cho lao động người nước ngoài, đăng ký và quản lý nơi cư trú, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình; ngăn chặn, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức và các đối tượng đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong nước có trình độ, kinh nghiệm để từng bước thay thế các vị trí công việc của lao động nước ngoài, nhằm giảm thiểu những khó khăn và bất cập đối với vấn đề lao động nước ngoài ở Việt Nam.

Cao Nguyên Hùng

Văn phòng Tỉnh ủy

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền