Banner Ban tuyên giáo sub-site-1

Một số giải pháp phát triển giáo dục miền núi ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có 11/21 huyện miền núi, thời gian qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đề án quan trọng nhằm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo khu vực này, như Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng năm 2030;

Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 01/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường khối lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2026 và định hướng tới năm 2030; Đề án phát triển giáo dục đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 24/10/2022);...

Các chính sách đặc thù đối với giáo dục miền núi Nghệ An đã hướng tới đầy đủ các nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đối với học sinh và sinh viên vùng đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách học bổng, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội (hỗ trợ tiền ăn, gạo, tiền nhà ở, tàu xe, học phẩm, tiền điện nước, bảo hiểm y tế), ưu tiên tuyển sinh vào đại học cao đẳng, các chính sách phát triển giáo dục đối với dân tộc ít người. Dự án phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được bố trí 418,722 tỷ đồng tập trung để thực hiện đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, các đơn vị được thụ hưởng nguồn vốn để thực hiện là Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Quỳ Hợp. Các chính sách hỗ trợ nói trên đã góp phần giảm bớt những khó khăn về vật chất đối với học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giúp học sinh, sinh viên có điều kiện học tập; nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác.

Bên cạnh những khó khăn về thiếu thốn cơ sở vật chất, trường lớp, khoảng cách di chuyển (trung bình một học sinh THPT miền núi cần di chuyển qua quãng đường 17,6 km để đến trường) thì vấn đề thiếu giáo viên vẫn còn tồn tại, đặc biệt giáo viên tiếng Anh. Thiếu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục giỏi, tâm huyết có nguyện vọng cống hiến lâu dài cho giáo dục miền núi. Một số chính sách ban hành chồng chéo, chậm hướng dẫn hoặc có hiệu lực trong thời gian ngắn, chưa có tính dự báo dài hạn và liên tục. Huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương; một số chính sách đã ban hành nhưng không có nguồn kinh phí để triển khai thực hiện hoặc nguồn kinh phí được phân bổ chưa kịp thời. Một bộ phận giáo viên chưa chủ động, thiếu quyết tâm và nỗ lực sáng tạo trong đề xuất cũng như thực hiện các chính sách đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.

Để giáo dục vùng miền núi phát triển cần bám sát các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng năm 2030; Kế hoạch số 276-KH/TU, ngày 03/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với giải pháp đột phá “xây dựng, triển khai đồng bộ cơ chế chính sách đặc thù ưu tiên kết nối phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn”. Chính phủ sớm ban hành nghị định mới hợp nhất các văn bản quy định chế độ đãi ngộ, tránh việc triển khai chính sách chồng chéo, bất cập giữa các Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; số 61/2006/NĐ-CP; số 19/2013/NĐ-CP đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành giáo dục đang công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng quy định rõ ràng, hợp lý về đối tượng, địa bàn, định mức cụ thể.

Tiếp tục chú trọng đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng được cơ chế điều hành, kiểm tra, đánh giá gọn nhẹ và có hiệu quả khi thực thi các dự án. Trước hết, phải tăng nguồn đầu tư cho công tác phát triển giáo dục; phối hợp đồng bộ giữa chính sách của Đảng và Nhà nước với hoạt động của ngành giáo dục và sự đóng góp của toàn dân cho sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Xã hội hóa giáo dục để toàn dân cùng tham gia đóng góp để có nguồn lực khoảng 2.500 tỉ đồng đầu tư cho giáo dục của các huyện miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Rà soát, quy hoạch hệ thống mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. “Thí điểm xây dựng trường thực hiện mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú kiểu mới ở tiểu học và trung học cơ sở, trường trung học phổ thông bán trú, trường học kết nối ở vùng khó khăn” (Kế hoạch số 276-KH/TU). Bố trí quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục miền núi đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển tại mỗi địa phương gắn với sắp xếp dân cư. Tập trung nguồn lực, tích cực thực hiện các giải pháp để các cơ sở giáo dục các huyện miền núi có đủ điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh. Thực hiện việc sắp xếp hệ thống trường, lớp ở các bậc học, cấp học theo hướng chuẩn hóa.

Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lý về cơ cấu, tăng cường giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng, từng dân tộc. Xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với yêu cầu thực tiễn để họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với địa phương. Đồng thời, tăng cường việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; bố trí đủ giáo viên dạy tiếng Anh; đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chú trọng hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, khối, tổ, nhóm, tập trung và qua mạng.

Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo vừa học vừa làm; đưa chương trình dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; phát triển các loại mô hình trường dạy nghề gắn với các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó ưu tiên đào tạo con em đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tăng quy mô huy động trẻ ra lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi.

Đảm bảo chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện tốt các chính sách liên quan đến giáo dục miền núi; sửa đổi, bổ sung những chính sách đã ban hành nhưng không còn phù hợp với thực tế hiện nay; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách mới đặc thù của tỉnh về hỗ trợ cho học sinh, giáo viên, cán bộ quán lý giáo dục, tạo sự bình đẳng trong hưởng thụ giáo dục giữa các vùng, miền trong tỉnh.

Quang Minh 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả nổi bật của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An năm 2024

Kết quả nổi bật của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An năm 2024


Kết quả thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Kết quả thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao


Hiệu quả của chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An

Hiệu quả của chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An


Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập

Tăng cường chỉ đạo đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập


Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn


Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân


Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh

Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh


Kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội



Công ty Điện lực Nghệ An: Chú trọng đầu tư các dự án công trình điện góp phần đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng

Công ty Điện lực Nghệ An: Chú trọng đầu tư các dự án công trình điện góp phần đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng


Nghệ An hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”

Nghệ An hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình, kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”


Xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững ở Nghệ An

Xây dựng gia đình văn hóa phát triển bền vững ở Nghệ An