Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Sau khi Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 24/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp sau tiếp xúc, đối thoại với nhân dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Đề án số 07-ĐA/TU) được ban hành, các cấp ủy đã sát sao lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, đồng bộ việc quán triệt, triển khai và tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

 

21/21 huyện, thành, thị ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt Đề án đến các đồng chỉ Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, nội dung của Đề án tiếp xúc, đối thoại gắn với triển khai Quy định số 11-QÐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,… thông qua các hội nghị khu dân cư, sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, hệ thống truyền thanh, truyền hình, báo chí, trang thông tin điện tử... đã từng bước nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về công tác tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân.

Các cấp ủy, chính quyền chủ động đưa nội dung đối thoại vào chương trình công tác hằng năm; kịp thời ban hành các văn bản tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị các nội dung, điều kiện đảm bảo để tổ chức đối thoại đạt hiệu quả (đã ban hành 2.420 văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề án tiếp xúc, đối thoại, trong đó 14 văn bản cấp tỉnh, 279 văn bản cấp huyện, 2.127 văn bản cấp xã). Quan tâm chỉ đạo các bộ phận giúp việc của cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ trong công tác đối thoại; phân công cán bộ lãnh đạo Ban Dân vận cấp ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tham dự, chỉ đạo hội nghị tiếp xúc, đối thoại của cấp dưới; Ban Dân vận cấp ủy tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân. Chú trọng, đảm bảo chất lượng công tác đánh giá kết quả hằng năm và sơ kết 2 năm về thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU; kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án tiếp xúc, đối thoại (một số địa phương chủ động thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát như huyện Đô Lương, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Con Cuông,...) gắn với kiểm tra thực hiện Quy định số 11-QÐi/TW, kịp thời phát hiện những khuyết điểm, hạn chế để rút kinh nghiệm; đưa ra những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân. Nhìn chung, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU của các cấp ủy, chính quyền đảm bảo chất lượng, đồng bộ, có sự chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ vào kế hoạch tiếp xúc, đối thoại của cấp ủy, các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai nhiệm vụ được phân công để chuẩn bị tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại Phối hợp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, dư luận xã hội; thu thập, tập hợp, phân loại các ý kiến, đề nghị của Nhân dân qua các kênh thông tin, tập hợp ở khu dân cư, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở các ý kiến được tập hợp, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuẩn bị báo cáo, giải trình tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân. Kết quả sau 2 năm thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU, có 8.851 ý kiến được tập hợp đối thoại ở 03 cấp (cấp tỉnh 253 ý kiến, cấp huyện 1.702 ý kiến, cấp xã 6.896 ý kiến được tập hợp).

Thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung hội nghị tiếp xúc, đối thoại được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, cơ sở; thường tổ chức tiếp xúc, đối thoại định kỳ vào giữa quý II và cuối quý III hằng năm; địa điểm tổ chức tại hội trường của UBND cấp xã, huyện hoặc nhà văn hóa khu dân cư. Thành phần của hội nghị tiếp xúc, đối thoại gồm cán bộ chủ chốt các cấp, cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp, các ban xây dựng Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân có nhu cầu đối thoại trên địa bàn. Nội dung đối thoại, hầu hết các hội nghị đều đề cập trên các lĩnh vực; một số địa phương, cơ sở lựa chọn tiếp xúc, đối thoại theo chuyên đề hoặc tập trung vào những vấn đề mà Nhân dân quan tâm như việc sáp nhập khu dân cư, đơn vị hành chính cấp xã, công tác quản lý tài nguyên môi trường, trật tự đô thị, cải cách thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Hội nghị tiếp xúc, đối thoại được thông báo bằng nhiều hình thức khác nhau (bằng văn bản, qua hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử; sinh hoạt chi bộ, chi hội, chi đoàn; niêm yết thông báo tại nhà văn hóa khu dân cư) để người dân biết, theo dõi, tham gia. Trong 2 năm, có 1.770 lượt thông báo về kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại cấp xã, huyện qua đài truyền thanh; 325 hội nghị tiếp xúc, đối thoại cấp xã, huyện được truyền thanh trực tiếp. Đối với hội nghị tiếp xúc, đối thoại cấp tỉnh đã được Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh và các báo Trung ương, địa phương thường trú trên địa bàn tỉnh kịp thời đưa tin, tuyên truyền về thời gian, địa điểm, nội dung hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân.

Các hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền diễn ra đúng trình tự, nghiêm túc, dân chủ. Việc quán triệt mục đích, yêu cầu, nội quy hội nghị tiếp xúc, đối thoại được thực hiện ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Trong buổi tiếp xúc, đối thoại, người chủ trì trình bày báo cáo đánh giá khái quát những vấn đề bức xúc nổi lên mà Nhân dân quan tâm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của địa phương, cơ sở hoặc những dự án đang được đầu tư trên địa bàn. Các ý kiến của Nhân dân cơ bản tập trung vào các chủ đề mà người chủ trì đã nêu ra; phản ánh, kiến nghị, góp ý với thái độ tích cực, tinh thần thẳng thắn, chân thành, có trách nhiệm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp lắng nghe những đóng góp, ý kiến, giải pháp, đề xuất của người dân với thái độ nghiêm túc, cầu thị. Căn cứ vào sự điều hành của người chủ trì, tại nhiều hội nghị, người chủ trì trả lời trực tiếp, giải quyết từng ý kiến hoặc tổng hợp, trả lời các ý kiến theo từng lĩnh vực. Kết thúc hội nghị tiếp xúc, đối thoại, người chủ trì kết luận, ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của người dân; đồng thời chỉ đạo, giao nhiệm vụ và thời gian thực hiện cho từng ngành, từng cấp, cơ quan, đơn vị, bộ phận, cán bộ, công chức chịu trách nhiệm giải quyết, báo cáo Thường trực cấp uỷ, trả lời cho Nhân dân được biết, nhất là những vấn đề đang nổi cộm, gây bức xúc trong Nhân dân. Các cơ quan chuyên môn có văn bản trả lời, giải quyết đối với những ý kiến, kiến nghị của Nhân dân theo ý kiến chỉ đạo và kết luận của người chủ trì tại hội nghị. Các ý kiến không thuộc thẩm quyền đều được tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền.

Trong 2 năm, toàn tỉnh đã tổ chức được 1.891 hội nghị đối thoại trực tiếp theo định kỳ và đột xuất với 168.055 lượt người tham gia, 21.727 ý kiến tập hợp từ cơ sở, khu dân cư và trực tiếp tại hội nghị đối thoại; trong đó 19.183 ý kiến được giải quyết tại hội nghị, đạt 88%. Cấp xã có 1.771 hội nghị đối thoại với 151.558 lượt người tham gia, 18.869 ý kiến, trong đó 16.488 ý kiến được giải quyết tại hội nghị (đạt 87%), 2.381 ý kiến chuyển lên cấp huyện và giao cơ quan chuyên môn trả lời bằng văn bản. Cấp huyện có 117 hội nghị đối thoại với 15.923 lượt người tham gia, 2.805 ý kiến, trong đó 2.658 ý kiến được giải quyết tại hội nghị (đạt 95%) và 147 ý kiến chuyển lên cấp tỉnh và giao cơ quan chuyên môn trả lời. Căn cứ vào số ý kiến được chuyển lên từ hội nghị tiếp xúc, đối thoại cấp huyện và tình hình thực tiễn của địa phương, cấp tỉnh giao UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành trả lời bằng văn bản. Cấp tỉnh đã tổ chức 4 hội nghị tiếp xúc, đối thoại với 3.222 lượt người tham gia (Chương trình gặp mặt, đối thoại giữa Thường trực Tỉnh ủy và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã phường, thị trấn; Hội nghị đối thoại với lãnh đạo quản lý cấp phòng và chuyên viên trong khối các cơ quan tỉnh; Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với công nhân lao động; Hội nghị đối thoại với thanh niên tỉnh Nghệ An với chủ đề “Thanh niên Nghệ An sáng tạo khởi nghiệp, lập nghiệp”), 201 ý kiến được tập hợp và chuyển lên từ cấp huyện, trong đó đã chỉ đạo giải quyết trực tiếp tại hội nghị 42 ý kiến và giao cơ quan chuyên môn trả lời 159 ý kiến.

Việc thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Đến nay, cấp tỉnh 151 kiến nghị, đề xuất (chiếm 94%) được trả lời thỏa đáng, có 08 kiến nghị, đề xuất đang được các ban, ngành tập trung giải quyết; cấp huyện còn 5% kiến nghị, đề xuất đang được tập trung giải quyết; cấp cơ sở còn 13% kiến nghị, đề xuất chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trên.

Thực hiện việc đối thoại định kỳ theo Đề án 07-ĐA/TU, toàn tỉnh có 1.660 hội nghị với 21.059 ý kiến tập trung trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế và quản lý ngành với 15.340 ý kiến, chiếm 73% trên tổng số ý kiến; văn hóa - xã hội với 3.350 ý kiến; quốc phòng, an ninh với 739 ý kiến; xây dựng hệ thống chính trị với 1.014 ý kiến; các vấn đề khác 616 ý kiến. Thông qua các hội nghị tiếp xúc, đối thoại, Nhân dân tập trung phản ánh, thảo luận, hiến kế với cấp ủy, chính quyền tìm ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, trật tự đô thị; thực hiện các chính sách an sinh xã hội, công tác giáo dục, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; các vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác cải cách hành chính, xây dựng đảng, xây dựng chính quyền... Nhiều ý kiến ghi nhận những kết quả tích cực trong việc thực hiện tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân; trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phong cách, lề lối làm việc, tiếp thu, lắng nghe ý kiến Nhân dân và giải quyết những nhu cầu hợp pháp, chính đáng cho người dân của các cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, người dân cũng đã góp ý thẳng thắn về tính gương mẫu, tiên phong của cán bộ, đảng viên hiện nay (nhất là cán bộ, đảng viên trẻ); việc thực hiện giữ mối liên hệ giữa đảng viên và Chi ủy nơi cư trú còn tình trạng nể nang, hình thức; thái độ phục vụ, trách nhiệm và trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người dân. Nhân dân cũng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng về việc thực hiện chủ trương sáp nhập khu dân cư, đơn vị hành chính cấp xã; quan tâm đến chế độ cho cán bộ và những người hoạt động không chuyên trách ở khu dân cư; công tác phòng chống dịch Covid -19, việc hỗ trợ cho người dân trong dịch bệnh tả lợn Châu Phi; vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu, cụm công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, rác thải; khai thác khoáng sản...

Từ những kết quả mà công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân mang lại, những năm gần đây các cấp ủy, chính quyền đã chú trọng đến việc tổ chức đối thoại đột xuất khi có những vấn đề mới phát sinh, phức tạp kéo dài. Toàn tỉnh đã có 231 cuộc đối thoại đột xuất, trong đó: cấp xã 192 cuộc, cấp huyện 39 cuộc. Nội dung các cuộc đối thoại tập trung tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với công trình, dự án trên địa bàn; về xây dựng dự án hệ thống nước sạch, chống quá tải lưới điện, xây dựng khu trung chuyển tập kết rác thải, về việc khai thác cát sỏi trên sông, sáp nhập khu dân cư... Thông qua các hội nghị tiếp xúc, đối thoại đột xuất, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thông báo, công khai các thông tin; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của Nhân dân; kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; hạn chế xảy ra "điểm nóng" ở cơ sở.

Như vậy, sau 2 năm triển khai, thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân đã phát huy hiệu quả và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ cao. Các cấp ủy, chính quyền đã từng bước thay đổi nhận thức, phương thức lãnh đạo, điều hành, quản lý. Chủ động đưa nội dung tiếp xúc, đối thoại vào chương trình công tác; ban hành kế hoạch tổ chức tiếp xúc, đối thoại, chuẩn bị chu đáo và thực hiện đúng quy trình tiếp xúc, đối thoại; thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, bộ phận trong việc tổng hợp ý kiến, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả tiếp xúc, đối thoại. Công tác thông tin, tuyên truyền đã phát huy hiệu quả, đa dạng về hình thức và nội dung; công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết được quan tâm, kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, đề ra các giải pháp thực hiện hiệu quả cho những năm tiếp theo. Chất lượng kết quả các cuộc đối thoại định kỳ, đột xuất và giải quyết các kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân được nâng lên; trên tinh thần dân chủ, cởi mở, đối thoại nhiều bên, nhiều cấp cùng tham gia; các thành phần đại biểu đã được mở rộng hơn. Nhiều địa phương, cơ sở đã có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn như đối thoại theo cụm xã; lồng ghép đối thoại cấp huyện với cơ sở, đối thoại theo chuyên đề, sử dụng hiệu quả hình thức truyền thanh trực tiếp tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại./.

   Phan Thanh Đoài, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục


Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với kết quả thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng “Đơn vị dân vận tốt”


Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn

Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tại huyện Nghĩa Đàn


Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"

Công tác dân vận góp phần phấn đấu xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn "Nông thôn mới nâng cao"


Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An

Kết quả công tác Mặt trận Tổ quốc năm 2024 ở Nghệ An


Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An

Hiệu quả công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức tôn giáo ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới

Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới


Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”

Hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Đề án “Xã biên giới sạch về ma túy”


Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

Thái Hòa “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”


Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù

Một số kết quả phối hợp với LLVT lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 2036 và Chỉ thị số 24-CT/TU, xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” ở vùng đặc thù


Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030

Con Cuông: Kết quả 01 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù giai đoạn 2023-2030


Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030

Quỳnh Lưu: Kết quả 1 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của LLVT Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu giai đoạn 2023-2030


Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 26/6/2022 của BCH TW Đảng khóa XIII góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới


Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh

Đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh


Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024

Nghệ An: Kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giai đoạn 2019 - 2024