Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

“Yên dân” từ công tác dân vận

Xác định rõ những vấn đề nổi cộm, bức xúc nảy sinh và nỗ lực giải quyết ngay tại cơ sở nhằm đảm bảo “Yên dân” là nhiệm vụ then chốt mà cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ đã và đang tập trung thực hiện. Qua đó đã góp phần thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân, thúc đẩy các phong trào tại địa phương phát triển.

Chúng tôi đã ghé thăm xã Nghĩa Hoàn, địa phương có làng nghề sản xuất Ngói Cừa truyền thống, nghề này từng giúp cho hàng trăm hộ dân nơi đây “Đổi đời” và tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương. Tuy nhiên thực hiện chủ trương của Chính Phủ về  xóa bỏ lò gạch ngói thủ công, chấm dứt hoàn toàn lò gạch ngói thủ công truyền thống. Theo đó trên địa bàn xã có 141 hộ sản xuất nằm trong diện này, đồng nghĩa với việc các hộ dân bị mất đi tài sản đã đầu tư xây dựng lò giàn với giá trị từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng và mất đi việc làm mưu sinh nên người dân đã không đồng tình thực hiện theo chủ trương xóa bỏ lò gạch ngói thủ công. Điều này đã trở thành vấn đề nóng, nổi cộm tại cơ sở. Đứng trước khó khăn đó, xã Nghĩa Hoàn đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện công tác dân vận, nhằm giúp người dân hiểu  và chấp hành chủ trương. Đối với chính quyền địa phương, đồng chí chủ tịch UBND xã Nguyễn Thanh Phương được phân công trực tiếp đảm nhận chỉ đạo việc thực hiện xóa bỏ lò gạch ngói thủ công. Cùng với việc xây dựng kế hoạch, triển khai các văn bản, chính quyền xã chú trọng tổ chức rất nhiều cuộc họp, cuộc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền với nhân dân, qua đó nhằm truyền tải nội dung chủ trương của cấp trên đến với người dân, đồng thời lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để cùng tìm giải pháp tháo gỡ. Một trong những mấu chốt là sau khi xóa bỏ những hộ dân này mất tài sản khá lớn nên không có khả năng đầu tư vào công việc khác, từ đó không có nghề nghiệp ổn định để trang trải cuộc sống. Lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân, cán bộ xã Nghĩa Hoàn đã chia sẻ, tư vấn cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp tục sử dụng quỹ đất và hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho những hộ chuyển sang phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Với sự kiên trì, tận tâm trách nhiệm, gần dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến nhân dân của cán bộ xã Nghĩa Hoàn, nhất là người đứng đầu, đã dần dần làm cho người dân thấu hiểu và thực hiện chủ trương xóa bỏ lò gạch ngói thủ công. Gặp gỡ Ông Thái Duy Lợi ở xóm Tiến Thành xã Nghĩa Hoàn, ông phấn khởi nói:” Năm vừa qua mà nhất là trong năm nay, xã Nghĩa Hoàn có nhiều khởi sắc, đó là nhờ đội ngũ cán bộ xã đã thể hiện rõ tác phong người cán bộ, sâu sát đến dân, tổ chức rất nhiều cuộc họp, để mà đã thông tư tưởng trong dân, nói chung nhờ làm được như thế đến giờ phút này mà nói là cán bộ đã tích cực, tâm huyết, mà người dân đã thấm nhuần, từ đó thực hiện theo chủ trương của Đảng và nhà nước”.

Ông Nguyễn Thanh Phương- Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ cho biết:” Nét mới trong những năm gần đây là chúng tôi đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, vụ việc nổi cộm ngay từ đầu năm để tập trung lãnh đạo chỉ đạo, thứ hai nữa là rút kinh nghiệm từ các năm trước, những vấn đề liên quan đến kiến nghị của cử tri tại các kỳ họp hay có phản ánh góp ý của người dân qua hộp thư góp ý thì UBND xã xác định tất cả vấn đề phải giải quyết ngay từ cơ sở để đảm bảo yên dân. Vì thế tại cuộc giao ban về chuyên môn chúng tôi xác định nhiệm vụ, rà soát giao việc cụ thể cho từng đồng chí, trường hợp mà cán bộ chuyên môn được giao mà để nhân dân tiếp tục phản ánh nhiều lần chưa có phản hồi thì chúng tôi sẽ căn cứ vào các mức xử lý theo quy định”.

Với cách làm của xã Nghĩa Hoàn là giao việc cụ thể cho từng đồng chí đảm nhận phần việc và tự chịu trách nhiệm, nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu và đặt lợi ích, quyền  lợi của người dân lên trên hết. Chú trọng tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền với nhân dân để giải thích một cách thấu tình đạt lý, phát huy tốt quy chế dân chủ nên từ đó đã gỡ được nút thắt trong các vụ việc, vấn đề, giúp người dân hiểu và đồng thuận.

Thành công nối tiếp thành công khi mà đến nay trên địa bàn xã Nghĩa Hoàn đã chấm dứt hoàn toàn hoạt động của các lò gạch ngói thủ công, thay vào đó là 30 hộ đã vào hợp tác xã sản xuất lò Tuynel đảm bảo phát triển Hợp tác xã làng nghề truyền thống; một số cơ sở sản xuất gạch ngói không nung mọc lên và các gia trại chăn nuôi, mô hình trồng hoa ngay chính dưới nhà giàn. Gia đình chị Lê Thị Ngoan ở xóm Cừa là hộ tiên phong chuyển đổi nghề; tận dụng diện tích nhà giàn, chị đã đầu tư phát triển chăn nuôi dế đẻ trứng. Hiện nay gia đình nuôi 25 lồng dế, với thời gian nuôi trong vòng 2 tháng là xuất bán, trung bình mỗi lồng đạt 6 kg và mỗi kg có giá 200 nghìn đồng thì mỗi lồng cho giá trị kinh tế 1,2 triệu đồng và với 25 lồng thì đem lại tổng 30 triệu đồng cho gia đình chỉ trong thời gian 2 tháng. Trao đổi với chúng tôi chị Ngoan cho biết: Dế là con vật dễ nuôi, thức ăn đơn giản, chi phí làm chuồng trại thấp và được thị trường rất ưa chuộng. Cùng với nuôi dế đẻ trứng, gia đình đang nuôi thêm con rắn mối. Thành quả bước đầu khả quan sau khi chuyển đổi nghề, chị niềm nở kể: “Sau khi xóa bỏ lò ngói thủ công, nghĩ là thất nghiệp vì không biết làm nghề gì thì được cán bộ xã Nghĩa Hoàn đã nhiều lần trực tiếp xuống nhà động viên, tư vấn phát triển chăn nuôi, từ đó bản thân đã tìm hiểu qua các chương trình khoa giáo và quyết định nuôi con dế đẻ trứng vì thấy nó phù hợp với môi trường nơi đây. Ban đầu nuôi khó nhưng sau 4 tháng thì đã cho kết quả khả quan, mỗi tháng trừ chi phí thu về hơn 10 triệu đồng”.

Còn đối với gia đình chị Võ Thị Hạnh ở xóm Lâm Xuân xã Nghĩa Hoàn lại góp vốn cùng với các hộ khác xây dựng cơ sở sản xuất ngói xi măng màu, hiện nay đã đi vào ổn định, với mỗi ngày cơ sở sản xuất từ 2.000 đến 3.000 viên ngói, tạo việc làm cho 10 lao động. Chị bộc bạch nói“ Để chúng tôi chuyển đổi sản xuất như hôm nay thì vai trò của cán bộ xã Nghĩa Hoàn là rất lớn, cán bộ bám cơ sở, tổ chức rất nhiều cuộc họp, đối thoại với dân về chủ trương và tư vấn hướng dẫn dân chuyển đổi ngành nghề, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường và qua thực tế đã cho hiệu quả”.

Từ bài học được rút ra trong việc giải quyết xóa bỏ lò gạch ngói thủ công, chuyển đổi ngành nghề, chính quyền xã Nghĩa Hoàn tiếp tục giải quyết thành công 1 số vụ việc nổi cộm nhằm đảm bảo yên dân như di dời sinh hoạt chợ Cừa đến địa điểm mới bước đầu đi vào ổn định; vận động nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa thành cánh đồng chuyên canh cây mía tại xóm Đồng Tâm với diện tích 25 ha; giải quyết đơn thư và tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn…

Đánh giá về thực hiện dân vận chính quyền tại xã Nghĩa Hoàn, bà Vũ Thị Thanh Hương- UVBTV- Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Tân Kỳ cho biết: “Mấy năm qua xã Nghĩa Hoàn là địa phương gặp nhiều khó khăn, đó là hoạt động làng nghề sản xuất ngói Cừa bị đình trệ, đặc biệt là chủ trương xóa bỏ lò gạch ngói thủ công đã trở thành điểm nóng, nổi cộm; Năng lực của 1 vài cán bộ xã còn hạn chế, bởi vậy mà huyện Tân Kỳ đã tăng cường cán bộ công chức cấp huyện về làm chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn, từ đó bộ máy đi vào ổn định, hoạt động tốt hơn, gần dân, sát cơ sở và đặc biệt là lãnh đạo chỉ đạo giải quyết tốt các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân và gần đây nhất là chỉ đạo xóa bỏ 141 lò gạch ngói thủ công, định hướng tốt cho bà con chuyển đổi ngành nghề. Đây thực sự là điểm sáng của huyện Tân Kỳ trong thực hiện công tác dân vận chính quyền và Huyện sẽ tập trung chỉ đạo để nhân rộng mô hình này trên địa bàn nhằm đảm bảo Yên dân để thúc đẩy các phong trào ở địa phương phát triển”.

Với cách làm Dân vận của chính quyền xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ đã góp phần đảm bảo yên dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy Đảng, chính quyền, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương tiếp tục phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững. Điều đó đã thể hiện sự thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ đối với mỗi cán bộ công chức xã Nghĩa Hoàn đó là “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”./.

                                                                   Nguyễn Mạnh Khôi 

                                                  Phó trương ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả

Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả


Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch

Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch



Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954

Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954


Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững


Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển

Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển


Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp


“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận


Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay


Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp

Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp


Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn

Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn


Mô hình “Góp gạch xây dựng trường cho em” của Hội Nông dân huyện Đô Lương

Mô hình “Góp gạch xây dựng trường cho em” của Hội Nông dân huyện Đô Lương


Đổi mới phương thức hoạt động ở Hội Nông dân Nghệ An

Đổi mới phương thức hoạt động ở Hội Nông dân Nghệ An