Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Sự lan tỏa của phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Tương Dương

Tương Dương là một huyện còn nhiều khó khăn, hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, địa bàn rộng, thời tiết khắc nghiệt. Một trong những giải pháp giúp cho công tác dân vận của hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương đạt được một số kết quả thiết thực, đó là việc phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” 2020 trên địa bàn toàn huyện.

Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Năm Dân vận khéo” 2020 gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, học tập tác phẩm "Dân vận" của Hồ Chí Minh, lồng ghép Dân vận khéo với các nội dung phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn ở địa phương.

 Phong trào thi đua “Dân vận khéo”  ở Tương Dương đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đăng ký xây dựng được 274 mô hình, trong đó 146 mô hình tập thể, 128 mô hình cá nhân, trong số những mô hình đó, có mô hình dân vận khéo “Đường Hoa Đại đoàn kết” đây là con đường hoa bằng lăng tại xã Tam Đình, có chiều dài 3 km, 705 cây hoa Bằng lăng đã vận động cán bộ và nhân dân quyên góp, ủng hộ với tổng kinh phí trên 137 triệu đồng và hàng trăm ngày công của nhân dân đóng góp, để tiếp tục năng cao tiêu chí về môi trường cho xã đạt chuẩn Nông thôn mới, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch sinh thái, với phương châm “Mỗi hộ gia đình, mỗi cán bộ, công chức xã gắn với một địa chỉ cây cụ thể”, đường hoa bằng lăng đang được chăm sóc, phát triển tốt.

Mô hình “Hàng cây nhớ ơn Bác Hồ” do Hội Nông dân huyện phát động, được hội viên, nhân dân 17/17 xã, thị trấn nhiệt liệt hưởng ứng, các hàng cây được cán bộ và hội viên hội nông dân trồng ở vị trí trung tâm của xã như xung quanh sân vận động, nhà văn hóa, khuôn viên cơ quan, dọc con đường lớn,... qua triển khai đã trồng được hơn 1.085 cây, tổng kinh phí trên 73 triệu đồng, hiện nay số cây đang được hội viên nông dân chăm sóc phát triển tốt; mô hình “Điểm sáng vùng biên” của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phát động tại xã Tam Hợp, giúp nhân dân nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng bản nông thôn mới, xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", giữ gìn sự bình yên biên giới,...

Hiện nay trên địa bàn huyện nhiều mô hình đã có sức lan tỏa, đang được nhân rộng như mô hình “Trồng cây nghệ đỏ” tại bản Huồi Sơn, Phá Lõm, xã Tam Hợp vừa phát triển kinh tế, mang lại thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, vừa không di dịch cư tự do của đồng bào mông vùng biên giới góp phần đảm bảo an ninh biên giới; mô hình “Nhân dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản” tại xã Tam Hợp, hiện nay nhân dân đang bảo vệ gần 3 km khúc sông suối, vừa tái tạo nguồn lợi thủy sản, các loại cá quý hiếm như cá mát, cá chạch, cá lấu,.. vừa xây dựng mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, có nhiều khách du lịch đến tham quan, học hỏi mô hình, hiện nay mô hình này đang được nhân rộng ra các địa phương trên toàn huyện học tập, như: xã Tam Thái có biển cấm đánh bắt thủy sản khu vực du lịch sinh thái bản Đọoc Búa với chiều 1,5 km; xã Lưu Kiền có biển cấm đánh bắt thủy sản tại khu du lịch sinh thái Khe Kiền với tổng chiều dài 1 km,... Chúng ta có thể khẳng định, phong trào thi đua dân vận khéo đang là bước đi đúng đắn, ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và thiết thực trong các tầng lớp nhân dân, được nhân dân đồng thuận, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, từ đó củng cố thêm mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Đây là những công trình “Dân vận khéo” phát huy sức mạnh của Nhân dân để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng sắp tới.

So với các địa phương khác, mô hình dân vận khéo trên địa bàn huyện Tương Dương vẫn còn rất khiêm tốn về quy mô, số lượng, nhưng với một huyện miền núi cao việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” là một sự cố gắng lớn, đáng khích lệ. Để dạt được kết quả đó huyện Tương Dương đa rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, luôn xác định nội dung trọng tâm trong phong trào thi đua Dân vận khéo phải phù hợp với điều kiện từng địa bàn, từng đối tượng, tập hợp, vận động cán bộ và nhân dân cùng tham gia để khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp phát triển kinh tế, tạo ra thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Hai là, chú trọng xây dựng các mô hình dân vận khéo gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đó là xây dựng, phát triển mô hình, điển hình dân vận khéo ở những nơi còn khó khăn, phức tạp, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó vừa làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống truyền đạo trái pháp luật, không di dịch cư tự do của đồng bào vùng biên giới, để nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị.

Ba là, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng các cấp tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; gắn phong trào "Dân vận khéo" với các phong trào thi đua, cuộc vận động; luôn quan tâm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân nên từng bước củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận trong xã hội.

Trong thời gian tới để thực hiện tốt phong trào dân vận khéo, Ban chỉ đạo của huyện phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp tiếp tục tuyên truyền vận động, hỗ trợ các nguồn vốn chính sách, sinh kế nhằm xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại của hộ nghèo, hộ cận nghèo để người dân chủ động phát triển kinh tế, vươn lên làm chủ cuộc sống. Tiếp tục triển khai cuộc vận động Hiến kế sáng tạo, để chọn lọc được những ý tưởng phù hợp với thực tiễn để xây dựng mô hình triển khai trên địa bàn. Từ mô hình Đường hoa bằng lăng, Mặt trận Tổ quốc cùng với các đoàn thể các cấp tiếp tục vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn toàn huyện tự đào hố trồng hoa, trồng cây xanh ở khuôn viên gia đình, khuôn viên cơ quan, các đường làng, ngõ xóm để đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, chống chọi với nắng nóng và biến đổi khí hậu. Khơi dậy ý chí quyết tâm, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn vừa chủ động phòng chống dịch covid-19, vừa tập trung lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Tiếp tục triển khai thực hiên có hiệu quả Đề án 06-ĐA/TU, ngày 01/4/2014 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.

                                      Nguyễn Mạnh Khôi 

             Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An 

Tin cùng chuyên mục

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận của cấp ủy và chính quyền trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ở Nghệ An


Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW

Công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết 39-NQ/TW


Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An năm 2024


Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm công tác dân vận năm 2024


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh


Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo

Kết quả phối hợp thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào theo tôn giáo


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả nổi bật công tác dân vận chính quyền năm 2023 ở Nghệ An


Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông

Làm tốt công tác dân vận chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi Con Cuông


Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận

Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh thực hiện tốt công tác dân vận


Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh

Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh


Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác dân vận năm 2023 ở Nghệ An


Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò

Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2023 ở Thị xã Cửa Lò


Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền

Công tác dân vận của lực lượng vũ trang góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền