Banner Tỉnh ủy Nghệ An (Home-latest-1)

Kết quả sau 5 năm thực hiện Đề án 02-ĐA/TU về “Tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 10/10/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về “Tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”.

Nghệ An có diện tích tự nhiên 16.487,53 km2, trong đó diện tích khu vực miền núi là 13.745 km2 (chiếm 83%); có 12 huyện, thị xã thuộc khu vực miền núi có dân tộc thiểu số, 252 xã, phường, thị trấn miền núi (trong đó 131 xã, 923 thôn, bản thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, có 588 thôn, bản đặc biệt khó khăn); có 27 xã của 6 huyện có biên giới tiếp giáp với 03 tỉnh (Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Hủa Phăn) của nước bạn Lào, với 468, 281 km đường biên giới. Dân số vùng dân tộc thiểu số, miền núi có 1.197.628 người (chiếm 41% dân số toàn tỉnh), đồng bào các dân tộc thiểu số có 491.267 người (chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi), gồm 5 dân tộc có đông người cùng sinh sống (Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ đu). Có 8/12 huyện, thị xã miền núi có cơ sở tôn giáo, 4 huyện còn lại đều có tín đồ tôn giáo, số lượng gần 1000 người, trong đó, có 143 tín đồ là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Thái ở huyện Anh Sơn); đạo Tin lành có hơn 80 tín đồ, xuất hiện tại 6/12 huyện, thị xã miền núi (32 người Mông, 11 người Thái).

Bà con xã Đồng Văn (Quế Phong) ở khu vực lòng hồ thủy điện Hủa Na

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 10/10/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về “Tăng cường công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án số 02 gắn với thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; các chương trình, đề án của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Hệ thống chính trị các cấp được củng cố, tăng cường; chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngày càng nâng lên. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở đối với công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, các cơ chế, chính sách để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, nhất là về hỗ trợ đời sống, khuyến khích sản xuất, chính sách an sinh xã hội. Đồng thời đổi mới hoạt động giám sát (đã tổ chức 36 cuộc giám sát chuyên đề), chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp, như: việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách cán bộ DTTS, chính sách về y tế, giáo dục, lao động, việc làm; công tác tái định cư, ổn định sản xuất và đời sống của Nhân dân vùng ảnh hưởng của các dự án thủy điện quy hoạch dân cư vùng sạt lở do thiên tai; tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tình trạng tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép các chất ma túy… Qua đó đã tạo niềm tin, động lực cho Nhân dân.  

Chính quyền các cấp tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận 114-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước. Quan tâm chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính; nâng cao năng lực quản lý, điều hành gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết nhanh, hiệu quả công việc của tổ chức và công dân. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác dân tộc; phân bổ nguồn kinh phí hàng năm thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc ủy ban nhân dân các huyện, các ngành, các đơn vị liên quan. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiếu số, như: Hỗ trợ vay vốn sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/TTg; chính sách hỗ trợ học sinh nghèo theo Quyết định 112/QĐ/TTg; hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số từ 16 đến 25 tuổi học nghề; triển khai thực hiện chương trình 135/TTg; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a tại 3 huyện vùng cao; thực hiện chính sách định canh, định cư theo Quyết định 33/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; 11/14 chỉ tiêu của Đề án đạt và vượt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách tăng khá; tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân tăng nhanh (tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi năm 2020 còn 9,57%, hộ cận nghèo còn 12,25%; thu nhập bình quân đầu người đạt 15,3 triệu đồng/người/năm); kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị được quan tâm xây dựng, nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc. Đến nay đã có 100% số xã có đường ô tô đến được trung tâm xã; hệ thống thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho 90% diện tích lúa 2 vụ, cây màu và cây công nghiệp; 99% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; 100% số xã có trường học, 100% số xã có trạm y tế; 82% số hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng dân tộc thiểu số được nâng lên; an sinh xã hội, giải quyết việc làm đạt kết quả khá; khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của Nhân dân vùng dân tộc thiểu số so với bình quân chung cả tỉnh từng bước được thu hẹp. Tệ nạn xã hội và tội phạm ma túy trên địa bàn được đấu tranh ngăn chặn, các hủ tục văn hóa dần được xóa bỏ. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn miền núi được triển khai có hiệu quả, giải quyết kịp thời các nhu cầu của tổ chức, cá nhân tôn giáo theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế về tôn giáo ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ hoạt động. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Chính quyền các cấp đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, động viên đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động nhân đạo từ thiện; huy động nguồn lực thực hiện Chương trình nông thôn mới đạt hơn 2.480 tỷ đồng (toàn tỉnh hơn 27.700 tỷ đồng); trong đó, huy động đóng góp của Nhân dân đạt trên 150 tỷ đồng, chiếm khoảng 6%.

Lực lượng vũ trang bám địa bàn, nắm chắc tình hình nội, ngoại biên; kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có chủ trương, giải pháp phù hợp, xử lý tốt các tình huống, không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp. Tích cực đấu tranh, phá các chuyên án về ma túy, buôn bán người, di dịch cư tự do, truyền đạo trái pháp luật lên địa bàn miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức các tổ, đội công tác, đội xây dựng tăng cường cơ sở về các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, giúp Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, củng cố được hàng trăm chi đoàn, chi hội, chi bộ yếu kém đi vào hoạt động hiệu quả. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc nâng cao cảnh giác sẵn sàng đập tan âm mưu, hành động chống phá của kẻ địch. Hiện có 27 sĩ quan biên phòng về làm phó bí thư, bí thư đảng ủy ở các xã biên giới, 65 đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời về các chi bộ thôn, bản; phân công 453 đảng viên giúp đỡ 2.535 gia đình đồng bào DTTS khó khăn ở địa bàn xung yếu, phức tạp.

Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, sử dụng cán bộ tại chỗ vùng dân tộc thiểu số. Nhiệm kỳ 2015-2020 có 8.706 là cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, chiếm 11,54% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Thực hiện chính sách thu hút nhân lực được 6/172 người, chiếm 3,5%; tuyển dụng, bố trí việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng (diện đào tạo theo địa chỉ) đạt 274/844 người, chiếm 32,5% (số chưa bố trí được việc làm 570 người, chiếm 67,5%). Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp công tác dân vận cho cán bộ dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội không ngừng đổi mới, nâng cao. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động sát thực tiễn, phù hợp trình độ nhận thức và phong tục, tập quán của Nhân dân. Phát huy tốt vai trò vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các phong trào thi đua yêu nước; Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc, niềm tin của Nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền được tăng cường.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã chú trọng phối hợp thực hiện tốt công tác dân vận gắn với công tác đối ngoại nhân dân. Phối hợp tổ chức tốt các cuộc giao lưu hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào, đã kết nghĩa được 21 cặp bản - bản; thăm hỏi, chúc mừng nhân dịp lễ, tết, các sự kiện quan trọng của mỗi bên.

Hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, các ngành thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc quán triệt, học tập và làm theo nội dung, tư tưởng tác phẩm "Dân vận" của Bác, luôn nêu cao vai trò nòng cốt trong xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 07 ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là người dân tộc thiểu số, chiếm 9,85%; cán bộ, công chức đang công tác ở khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh có 12/429 người, chiếm 2,8%. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh xây dựng được 6.000 lượt người uy tín. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã lựa chọn đăng ký xây dựng được 4.280 mô hình, điển hình dân vận khéo (trong đó 152 mô hình, điển hình cấp tỉnh; 552 mô hình, điển hình cấp huyện và 3.576 mô hình, điển hình cấp cơ sở).

Như vậy, sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án số 02, công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực; vùng dân tộc, miền núi Nghệ An đạt được nhiều kết quả toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước./.

               Phan Thanh Đoài  

Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy  

Tin cùng chuyên mục

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp

Công tác tham mưu xây dựng Đảng về chính trị ở Nghệ An – Thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp


Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW

Phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh con người xứ Nghệ làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ-TW


Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị

Đảng bộ Nghệ An tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị


Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An

Công tác dân vận triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An


Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Kết quả thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU về Đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc, đối thoại và thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền

Kết quả 02 năm thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác dân vận chính quyền


10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

10 nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đưa địa bàn Nghệ An ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy


Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức ở Đảng bộ Nghệ An qua gần 40 năm đổi mới đất nước


Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy


Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Nghệ An góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW


Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 18/9/2014 về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo


Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An

Kết quả 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác thanh niên ở Nghệ An


Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An

Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW về công tác phụ nữ trong tình hình mới ở Nghệ An


Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An

Một số kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" ở Nghệ An


Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền