Banner Ban dân vận tỉnh ủy sub-site-1

Công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng và cải cách hành chính ở Nghi Lộc

Nghi Lộc là huyện trọng điểm về thu hút hút các dự án lớn của tỉnh. Trong 3 năm lại đây, trên địa bàn huyện có 79 dự án đầu tư trên địa bàn, với tổng diện tích phải thu hồi: 714 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên 8.000 hộ, di dời trên 5.500 ngôi mộ; tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 800 tỷ đồng.

Riêng năm 2019,  ngoài việc tiếp tục tuyên truyền vận động giải phóng mặt bằng, di dời lăng mộ phục vụ dự án Hemaraij và các dự án khác. Trên địa bàn huyện đang triển khai  dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua huyện Nghi Lộc có chiều dài 7,14 km, đi qua 4 xã Nghi phương, Nghi Đồng, Nghi Mỹ, Nghi Vạn, trong đó, trong đó 3 xã có đồng bào theo đạo công giáo, có 348 hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, 53 hộ có đất ở,  phải tái định cư cho 49 hộ và các công trình công cộng. Tổng kinh phí phải đền bù, hỗ trợ dự kiến trên 130 tỷ đồng.

Họp triển khai công tác GPMB ở Nghi Lộc

Trong quá trình triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn có rất nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện có nhiều dự án, phần lớn các dự án tập trung ở các vùng giáo toàn tòng, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trên địa bàn có một số linh mục can thiệp sâu vào việc giải phóng mặt bằng, tuyên truyền ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước, xúi dục giáo dân có những đòi hỏi cao hơn chính sách trong đền bù, hỗ trợ hiện nay. Ngoài ra, còn có một số bất cập trong quy hoạch, chế độ bồi thường. Từ đó, khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng. Tuy vậy, nhờ sự tập trung cao của cả hệ thống chính trị trong công tác giải phóng mặt bằng, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nên đến nay công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án lớn trên địa bàn cơ bản hoàn thành, riêng dự án án đường bộ cao tốc Bắc – Nam đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra. Cấp ủy, chính quyền huyện xác định công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, hỗ trợ tái định cư để thu hút các dự án phải “thật sự” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Trong đó, cấp ủy, thường trực cấp ủy trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, các ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phải “thật sự” vào cuộc cùng với chính quyền  để tuyên truyền vận động. Thường trực huyện ủy phải thường xuyên nghe, cho ý kiến để chỉ đạo, khi cần thiết thành lập đoàn công tác, trong đó đồng chí trưởng ban Dân vận huyện ủy trực tiếp làm tổ trưởng tổ tuyên truyền, vận động.  Chính quyền,  phải chỉ đạo sát sao, nâng cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm của Hội đồng bồi thường GPMB. Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, MTTQ, các đoàn thể phải thực sự vào cuộc ngay từ đầu, cán bộ MTTQ, các đoàn thể phải hiểu biết về chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng để phục vụ cho quá trình tuyên truyền, vận động, đồng thời để giám sát việc thực hiện của chính quyền. Trong quá trình triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng phải thật sự dân chủ công khai về quy mô, mức độ ảnh hưởng, tác động của dự án và các chế độ chính sách trong đền bù, hỗ trợ đến cán bộ và nhân dân vùng bị ảnh hưởng dự án. Phải đa dạng hóa cách thức tuyên truyền, vận động, như: Tổ chức họp số đông các hộ dân có ảnh hưởng bởi các dự án để phổ biến chính sách, họp Đảng bộ, chi bộ, các đoàn thể; tiếp xúc, đối thoại với từng nhóm đối tượng; tăng cường tiếp xúc, vận động cá biệt (đối tượng tích cực, người có uy tín, quan tâm gặp gỡ đối tượng “gai gốc”, chức sắc, chức việc trong tôn giáo...). Cán bộ các cấp, các ngành nói chung, cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động nói riêng phải thực sự bám cơ sở, sát các hộ dân để nắm những tâm tư nguyện vọng chính đáng của người dân, từ đó, đề xuất chính sách với cấp có thẩm quyền giải quyết, đề xuất sửa đổi những chính sách thật sự không phù hợp; đồng thời cùng phối hợp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong GPMB.  Phải thật sự quan tâm giải quyết chính sách đền bù, hỗ trợ đảm bảo kịp thời, chính xác, công bằng, tạo niềm tin trong nhân dân.

Quy hoạch Khu công nghiệp ở Nghi Lộc

Cùng với công tác GPMB, huyện Nghi Lộc đã xác định quyết liệt chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Đây được xem là khâu then chốt, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác dân vận chính quyền. Triển khai  rà roát, công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện và xã; cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết. Trong năm, đã công bố công khai, niêm yết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền với 335 thủ tục; 16 thủ tục đã được rút ngắn thời hạn giải quyết cho công dân từ 05 đến 10 ngày; trong lĩnh vực đất đai đã cắt giảm 05 loại giấy tờ của 28 thủ tục, rút gọn 03 quy trình giải quyết hồ sơ. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa và một của liên thông, đặc biệt là tiếp nhận và xử lý các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến. Trong năm 2019, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện đã tiếp nhận 10.334 hồ sơ, giải quyết trước hạn và đúng hạn 10.259 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,27%. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến trên dịch vụ công tại UBND huyện và 30/30 xã, thị trấn, đã tiếp nhận 980 hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công mức độ 3; 24 hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công mức độ 4 với tiến độ giải quyết trước và đúng hạn đạt tỷ lệ trên 98%. Thực hiện thí điểm triển khai giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích đối với 03 quy trình thuộc lĩnh vực đất đai là: Quy trình thủ tục chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế Quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân; quy trình thủ tục cung cấp thông tin địa chính; quy trình thủ tục Gia hạn đất nông nghiệp. Theo đó, người dân chỉ đến kê khai, nộp hồ sơ một lần duy nhất tại UBND cấp xã và được nhận kết quả giải quyết tại nhà, các công việc như nộp hồ sơ về huyện, nhận thông báo nộp nghĩa vụ tài chính, nhận kết quả giải quyết nay đã có nhân viên bưu điện làm thay, qua đó tiết kiệm được thời gian đi lại, giảm được phiền hà cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện đã có 907 hồ sơ chuyển nhượng thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, bước đầu đã tạo được tâm lý phấn khởi, thoải mái cho công dân đến giao dịch, được người dân tin tưởng, ủng hộ.  Đối với một số cơ sở được huyện lựa chọn xây dựng điểm sáng như Nghi Long, Nghi Văn đã thực hiện ngày “Không viết”, bằng việc:  chọn một ngày trong tuần công chức sẽ trực tiếp kê khai các thủ tục hành chính theo yêu cầu, người dân không phải viết hồ sơ trong thực hiện thủ tục hành chính. UBND xã có thư chúc mừng khai sinh, thư chia buồn khai tử.... tạo nên sự gần gũi giữa chính quyền với người dân. Thông qua việc thực hiện quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, đã góp phần giải quyết nhanh gọn các công việc liên quan đến người dân; tinh thần thái độ, trách nhiệm của cán bộ công chức được nâng lên; tạo niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền.

Sắp tới, UBND huyện Nghi Lộc tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai các thủ tục hành chính thông qua các kênh để nhân dân và doanh nghiệp biết, đồng thời thông qua đó để giám sát việc thực hiện của chính quyền. Đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác cải cách hành chính; quan tâm công tác kiểm tra, đôn đốc; thi đua khen thưởng đối việc thực hiện cải cách hành chính ở các cấp. Lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, sở trường thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một của, một của liên thông./.

            Nguyễn Mạnh Khôi 

                                          Phó trưởng ban TT Ban Dân vận Tỉnh ủy 

Tin cùng chuyên mục

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

Tương Dương làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân


Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả

Nghệ An, địa phương tuyên truyền, vân động nhân dân thực hiện Luật Cảnh sát biển với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả


Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch

Huyện miền núi Con Cuông gắn công tác dân vận với phát triển du lịch



Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954

Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1954


Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài học kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững


Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển

Mô hình kết nối ngư dân bảo vệ an ninh tuyến biển


Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bảo hiểm xã hội Nghệ An đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp


“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” thực hiện tốt công tác dân vận


Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay

Một số giải pháp phát huy tính Đảng của đảng viên trong giai đoạn hiện nay


Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp

Giải pháp tăng cường cán bộ có bản lĩnh, trình độ, năng lực cho địa bàn trọng điểm, lĩnh vực khó khăn, phức tạp


Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn

Gắn thực hiện công tác dân vận chính quyền với xây dựng sản phẩm OCOP ở Nam Đàn


Mô hình “Góp gạch xây dựng trường cho em” của Hội Nông dân huyện Đô Lương

Mô hình “Góp gạch xây dựng trường cho em” của Hội Nông dân huyện Đô Lương


Đổi mới phương thức hoạt động ở Hội Nông dân Nghệ An

Đổi mới phương thức hoạt động ở Hội Nông dân Nghệ An