Banner Ban nội chính tỉnh ủy sub-site-1

Ban Nội chính Trung ương: Tọa đàm khoa học "Người đứng đầu với công tác phòng, chống tham nhũng"

Sáng 4/9/2020, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng - Vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các đồng chí: Tiến sĩ Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban, Chủ tịch Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương; Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì buổi Tọa đàm.

Tham dự Tọa đàm có đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; các nhà khoa học, các đồng chí nguyên lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng Trung ương; các nhà báo; đại diện Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Nguyên, Quảng Bình; thành viên Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương và đại diện một số vụ chức năng thuộc Ban Nội chính Trung ương…
 
    Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Ban Nội chính Trung ương cho biết, những chuyển biến tích cực, rõ nét trong công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, chỉ đạo phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, xử lý nghiêm một số lãnh đạo cấp cao có hành vi tham nhũng với tinh thần tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ bất kể người đó là ai.
 
    Tuy nhiên, ở nhiều nơi, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng chưa được phát huy tốt, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; còn tình trạng người đứng đầu chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện, xử lý.
 Qua sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng cho thấy, từ năm 2016 đến nay, cả nước đã phát hiện 1.121 vụ án/2473 bị can tham nhũng, trong đó có 38/44 người có hành vi sai phạm liên quan đến tham nhũng được phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ.
 
    Việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng chưa tương xứng với vụ việc, vụ án tham nhũng đã được phát hiện, xử lý; trong 5 năm qua, cả nước chỉ có 140 người đứng đầu bị đề nghị xử lý trách nhiệm, trong đó đã xử lý hình sự 8 người, xử lý kỷ luật 82 người...
 
    Tại buổi Tọa đàm, đã có 09 ý kiến phát biểu và 15 tham luận phân tích rõ thực trạng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới, như: Một trong những nguyên nhân của tham nhũng là người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa đề cao trách nhiệm nêu gương, chưa gương mẫu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực hiện đúng, đầy đủ việc tiếp công dân theo quy định; công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền chưa được thường xuyên, chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa được chú trọng, chưa chủ động, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm, thậm chí có nơi còn bao che, dung túng cho hành vi sai trái của nhân viên; việc tổ chức đối thoại, tiếp công dân chưa thực chất, còn hình thức; qua việc xử lý vi phạm của cán bộ, đảng viên, nhất là người có chức vụ, người đứng đầu vừa qua cho thấy đều có lỗi vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái; nhiều nội dung phải đưa ra bàn, quyết định tập thể nhưng cá nhận lại quyết định trước, quy định phải đấu thầu nhưng lại chỉ định thầu... để phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong phòng, chống tham nhũng thời gian tới cần tiếp tục quán triệt, tạo nhận thức sâu sắc, thống nhất và toàn diện đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế, thể chế, tạo môi trường thuận lợi để người đứng đầu các cấp, cơ quan, đơn vị làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng; người đứng đầu phải thực sự phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, gương mẫu trong điều hành, tiên phong trong phòng chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, phải công tâm, nghiêm minh trước hành vi tham nhũng; hoàn thiện các quy định về quà tặng, kê khai, công khai tài sản, thu nhập, kiểm tra kết luận về không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập.
Các ý kiến cũng cho rằng, thời gian tới cần phát huy và đề cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền đối với công tác kiểm tra, tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị;người đứng đầu cần thực hiện tốt công tác này theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng với tinh thần kiên quyết, kiên trì, hiệu quả. Bên cạnh đó, hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
 
    Kết thúc buổi Tọa đàm, đồng chí Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cảm ơn các ý kiến phát biểu thẳng thắn, khách quan, đưa ra những quan điểm rõ ràng; các tham luận có nội dung sâu sắc, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ tâm huyết; nội dung đề cập tương đối toàn diện về các vấn đề liên quan đến cơ sở chính trị, pháp lý về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; lý luận về trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thực tiễn phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng ở một số ngành, lĩnh vực; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương do mình phụ trách; đồng thời đưa ra một số giải pháp để phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng…
Nguồn: noichinh.vn

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện nhiều giải pháp để đạt chỉ tiêu công tác Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thực hiện nhiều giải pháp để đạt chỉ tiêu công tác Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An


Nghệ An hướng tới mục tiêu ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy

Nghệ An hướng tới mục tiêu ra khỏi địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy



Huyện ủy Anh Sơn: Ban hành kế hoạch về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới

Huyện ủy Anh Sơn: Ban hành kế hoạch về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới


Quế Phong thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước

Quế Phong thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước


Thanh Chương thực hiện có hiệu quả Kết luận số 44 của Ban Bí thư

Thanh Chương thực hiện có hiệu quả Kết luận số 44 của Ban Bí thư


Năm 2023: Nghệ An thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư

Năm 2023: Nghệ An thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư


Kết quả thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ở Thị xã Thái Hòa năm 2023

Kết quả thực hiện công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế ở Thị xã Thái Hòa năm 2023


Nghệ An thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước

Nghệ An thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật Nhà nước


Thực tiễn 14 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự và những kiến nghị hoàn thiện thể chế về pháp luật Thi hành án dân sự

Thực tiễn 14 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự và những kiến nghị hoàn thiện thể chế về pháp luật Thi hành án dân sự


Thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu công tác trong năm 2023

Thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An nổ lực hoàn thành các chỉ tiêu công tác trong năm 2023


Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 ở Nghệ An

Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 ở Nghệ An


Thanh Chương:  Kết quả 02 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025

Thanh Chương: Kết quả 02 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025


Huyện ủy Diễn Châu: Kết quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị 9 tháng đầu năm 2023

Huyện ủy Diễn Châu: Kết quả thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW của Bộ Chính trị 9 tháng đầu năm 2023


Tân Kỳ thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước

Tân Kỳ thực hiện có hiệu quả công tác thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước